Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1863/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2020
Ngày có hiệu lực 17/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1863/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM VÀ CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Quyết định số 1863), Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em (gọi tắt là Chỉ thị số 23), căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1863 và Chỉ thị số 23 (gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được bảo vệ, sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, giảm nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị bạo lực, xâm hại, bóc lột; đảm bảo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột nói riêng được trợ giúp kịp thời, hiệu quả.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền trẻ em theo quy định.

- Phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại với nội dung phù hợp từng lứa tuổi.

- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, cộng tác viên làm công tác trẻ em được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em, nhất là phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; duy trì và phát triển hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp.

- Phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và người học bằng các hình thức khác nhau.

- Đảm bảo 100% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường nâng cao năng lực y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

- Đảm bảo 100% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em; phấn đấu đến năm 2025 thành lập được Phòng điều tra thân thiện với trẻ em.

- Các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện được giải quyết kịp thời, dứt điểm theo quy định của pháp luật; đảm bảo 100% trẻ em trong các vụ việc khi được phát hiện đều được can thiệp, trợ giúp kịp thời, hiệu quả.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Truyền thông vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới cam kết chặt chẽ về trách nhiệm và hành động thiết thực của các cấp, các ngành, các tổ chức và chuyển đổi hành vi của người dân về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng, chống bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em (đặc biệt Luật Trẻ em năm 2016).

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em, cách nhận diện các loại hình bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em và tai nạn thương tích trẻ em, ảnh hưởng của bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em; kỹ năng phát hiện, thông báo tố giác các vụ việc bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em.

- Triển khai các chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong "Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 01/6 đến ngày 30/6 hàng năm); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6 hàng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm); Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (ngày 30/7 hàng năm).

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện truyền thông đại chúng; sản xuất, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, sách mỏng...về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Trực 24/24, miễn phí cước cuộc gọi và Trung tâm Cung cấp Dịch vụ công tác xã hội Hà Nội - 024.3525.662 để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ khi có nhu cầu cần trợ giúp bảo vệ trẻ em.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, các cơ quan có liên quan đến thực hiện các quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là cán bộ làm công tác trẻ em các cấp và cộng tác viên làm công tác trẻ em tại thôn, tổ dân phố, khu dân cư.

- Tập huấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ, và bản thân trẻ em về các kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em, nhất là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, các loại hình, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao năng lực y tế cho cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế trong việc tiếp nhận, tư vấn, khám, chữa bệnh cho trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Công an các cấp làm công tác điều tra thân thiện với trẻ em.

2. Thu thập, quản lý chặt chẽ, hiệu quả số liệu trẻ em và thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn Thành phố

- Thường xuyên rà soát, tổng hợp số liệu trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, trong đó chú ý tới nhóm trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo vệ trẻ em, đặc biệt phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em và can thiệp hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em trước bạo lực, xâm hại, bóc lột.

- Thu thập và quản lý tốt số liệu thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn làm cơ sở cho việc xây dựng các Chương trình, Kế hoạch, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có liên quan đến trẻ em.

3. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, chủ động phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em, đặc biệt bạo lực, xâm hại trẻ em trong trường học, gia đình, cộng đồng. Chủ động nắm bắt, phát hiện, có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng về vi phạm quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em trên địa bàn. Kịp thời tiếp nhận, xác minh, điều tra, kết luận, xử lý đối tượng vi phạm nghiêm minh theo quy định pháp luật, đồng thời, tiến hành can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em, đảm bảo các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em, không để nạn nhân bị tổn thương trong quá trình điều tra, xử lý đối tượng vi phạm.

[...]