Kế hoạch 639/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020

Số hiệu 639/KH-UBND
Ngày ban hành 05/03/2020
Ngày có hiệu lực 05/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 639/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 05 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020

Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định 56/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Ủy ban nhân dân tnh về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1968/KH-UBND ngày 24/5/2016 của UBND tỉnh thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo Công ước của Liên hiệp quốc và Luật trẻ em; chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại và có cơ hội phát trin.

- Kiểm soát và giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trem, đặc biệt là phòng chống xâm hại và tai nạn đuối nước. Huy động mọi nguồn lực để triển khai đồng bộ các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời;

- 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

- Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ em bị xâm hại, đuối nước và tvong... so với trẻ em bị thương tích năm 2019; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 13%;

- 50% trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn”;

- Trên 90% số trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông và 50% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước;

- Phấn đấu giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục; 100% trẻ em bị xâm hại tình dục khi phát hiện được hỗ trợ, quản lý can thiệp kịp thời;

- 100% trẻ em sinh ra trong năm được cấp giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế đúng quy định;

- 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 85% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, khu phố, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn thương tích.

- 100% xã, phường, thị trấn thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã; nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã để giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

1. Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới:

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 2001/KH-UBND ngày 08/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 46-KH/TU, ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

- Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền về các vấn đề về trẻ em và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới.

- Các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Tỉnh đoàn... cần thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em trên địa bàn tỉnh. Xây dựng nội dung hoạt động phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến từng địa bàn dân cư. Biểu dương, nhân rộng những điển hình tốt, những sáng kiến trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực hỗ trợ trẻ em.

2. Triển khai thực hiện Luật Trẻ em, các chương trình, chính sách, kế hoạch về trẻ em:

- Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục, tập huấn về các quy định Luật Trẻ em và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt những quy định về bảo vệ trẻ em và quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại.

- Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phvề ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đưa nội dung, tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trem vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương.

- Tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp theo Thông tư 29/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em.

- Tchức lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em khi xây dựng các chương trình, chính sách, quyết định, kế hoạch có liên quan đến trẻ em theo Thông tư 36/2018/TT-BLDTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến ca trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

[...]