Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 772/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018 tỉnh Kon Tum

Số hiệu 772/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2018
Ngày có hiệu lực 30/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 772/KH-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 2018 TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018 tỉnh Kon Tum như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng nhu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

2. Yêu cầu

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định trong công tác quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với thực tiễn của địa phương theo thẩm quyền. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông thủy sản.

- Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị ngành hàng từ người sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm. hóa chất, kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến nông, lâm, thủy sản; việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chấn chỉnh việc giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; kiểm soát việc vận chuyển, bán buôn, bán lẻ động vật và sản phẩm động vật, giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại.

- Triển khai 03 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng.

- Đến cuối năm 2018, tỉ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm 10% so với năm 2017.

- Tỉ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP (xếp loại A, B) tăng 10% so với năm 2017.

II. NỘI DUNG

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ... nhm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng. Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện tốt các chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, phát triển mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”; bảo đảm các xã được công nhận Nông thôn mới đáp ứng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Kịp thời chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai toàn diện nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý; phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật

- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện phân công, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thuộc tỉnh trong công tác tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Tham gia góp ý, xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cục chuyên ngành.

3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối, các cơ sở chuyên kinh doanh nông lâm thủy sản; tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản theo quy định; kiểm tra định kỳ 100% cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bản quản lý.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất và tập trung vào các công đoạn có nguy cơ cao trong toàn bộ chuỗi ngành hàng như: Lưu thông, buôn bán vật tư nông nghiệp; sản xuất ban đầu, giết mổ gia súc, gia cầm; sơ chế chế biến nông sản, thủy sản nhỏ lẻ nhm phát hiện kịp thời cơ sở vi phạm, các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

- Tổ chức triển khai Thỏa thuận phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan như: Sởng nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công thương. Công an tỉnh trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp, nguyên liệu kháng sinh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm; phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục; các tổ chức, cá nhân đưa tạp chất vào thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thần vào gia súc trước khi giết mổ.

- Tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản...) nhm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp thực phẩm không đảm bảo an toàn.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra trong các lễ hội như: Tết nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Tết Trung thu...

[...]