Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2016
Ngày có hiệu lực 22/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm của các cấp, các ngành đồng thời nhằm chuyển đổi hành vi của cộng đồng theo hướng tích cực về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Từng bước giảm tỉ lệ tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 135/100.000 trẻ em;

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 5/100.000 trẻ em;

- Phấn đấu đạt ít nhất 70% ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 95% trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 90 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn;

- 100% trẻ em trong độ tuổi ở cấp học phổ thông biết các quy định về an toàn giao thông; phòng, chống đuối nước;

- 100% cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được tập huấn kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích;

- 100% các quận, huyện, thị xã quản lý, theo dõi và báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn số liệu trẻ em mắc, tử vong do tai nạn thương tích;

- Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

II. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn Thành phố, trong đó ưu tiên các địa bàn, các đơn vị thuộc vùng dân tộc, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

III. NỘI DUNG

1. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành và đoàn thể.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức: Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông; Tổ chức hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đphù hợp với từng nhóm đối tượng; Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng; Sản xuất các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

2. Công tác nâng cao năng lực

Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở, nhân viên y tế trường học, về các kiến thức phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

3. Xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

- Tiếp tục xây dựng, đánh giá, nhân rộng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp, tư vấn trực tiếp tại các gia đình, nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chí Ngôi nhà an toàn theo hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Tổ chức đánh giá công nhận các Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

[...]