Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Bình

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2016
Ngày có hiệu lực 31/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Thị Lĩnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Thái Bình, ngày 31 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH THÁI BÌNH

Thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em.

b) Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích xung còn 17/100.000 trẻ em.

c) 90% hộ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

d) Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015.

đ) Giảm 25% số trẻ em bị tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.

e) 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông.

g) 40% trẻ em độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

h) 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

i) 100% huyện, thành phố triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em.

k) 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện, thành phố và 90% cán bộ cấp xã, phường, thị trấn; cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; 80% nhân viên y tế thôn, làng, tổ dân phố, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn thương tích.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI: Trẻ em trên phạm vi toàn tnh

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, giáo dục vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực vphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

a) Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho trẻ em, tai nạn giao thông. Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng, sản xuất các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng, băng zôn tuyên truyền, biển tường....về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

b) Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; tập hun cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đu.

2. Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

a) Nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp và tư vn trực tiếp tại các gia đình, nhm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình.

b) Hướng dẫn, sử dụng các thiết bị an toàn trong gia đình.

c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn “Ngôi nhà an toàn”. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận ngôi nhà đạt tiêu chí “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

3. Xây dựng “Trường học an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình “Trường học an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non, các trường tiu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em;

b) Triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học;

[...]