Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2016
Ngày có hiệu lực 11/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 11 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016- 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ em về phòng chống tai nạn, thương tích; loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong môi trường sống ở gia đình và cộng đồng nhm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tử vong và tàn tật do tai nạn, thương tích gây ra.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em.

2. Các mc tiêu cthể đến năm 2020:

a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 500/100.000 trẻ em.

b) Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 15/100.000 trẻ em.

c) 70.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 160 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 05 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chun Cộng đồng an toàn.

d) Giảm 30% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.

đ) Giảm 8% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015.

e) 90% trẻ em trong độ tuổi tiu học, trung học cơ sở biết các quy định v an toàn giao thông.

g) 40% trẻ em trong độ tuổi tiu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

h) 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

i) 60% huyện, thành phố triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.

k) 100% cán bộ cp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích trẻ em.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI:

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cp, các ngành, đoàn th.

a) Tchức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đui nước, tai nạn giao thông. Tchức hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng; tchức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

b) Xây dựng chương trình và tchức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thliên quan; tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

2. Xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

[...]