Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu | 77/KH-UBND |
Ngày ban hành | 29/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Nguyễn Văn Tùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 29 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Yêu cầu
- Phân cấp quản lý nhà nước trên cơ sở mục tiêu, quan điểm và các nguyên tắc tại Nghị quyết số 04/NQ-CP; đồng thời, khuyến khích đề xuất, thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù riêng của thành phố theo Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
- Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả nội dung đã được phân cấp. Gắn phân cấp quản lý nhà nước với đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
- Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đã được phân cấp cho đơn vị, địa phương.
- Một số nội dung quản lý nhà nước cần tập trung, tăng cường phân cấp: kế hoạch và đầu tư; tài chính; công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường....
TT |
Nhiệm vụ |
Chủ trì |
Phối hợp |
Thời gian |
Sản phẩm |
1 |
Tham mưu triển khai các nội dung phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang bộ với UBND thành phố theo Nghị quyết số 04/NQ-CP. |
Các Sở, ban, ngành có liên quan |
Sở Nội vụ; Sở Tư pháp |
Sau khi Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ phân cấp |
Thực hiện các nội dung đã được phân cấp theo đúng quy định |
2 |
Rà soát, đề xuất nội dung UBND thành phố phân cấp cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện. |
Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện |
Sở Nội vụ; Sở Tư pháp |
Theo chế độ định kỳ báo cáo cải cách hành chính |
Báo cáo CCHC gửi Sở Nội vụ (trong đó có nội dung phân cấp) |
3 |
Tổng hợp, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xem xét đề xuất phân cấp của các cơ quan, đơn vị, liên quan. |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện |
Định kỳ 6 tháng/1 lần |
Báo cáo đề xuất UBND thành phố |
Tham mưu cho UBND thành phố xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố. |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện |
Trong năm 2023 sau khi có các quy định pháp luật chuyên ngành về phân cấp của Trung ương |
Đề án |
|
4 |
Tham mưu UBND thành phố quyết định phân cấp |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính |
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố |
Quy định của UBND thành phố về phân cấp |
5 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. |
Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện |
Sở Tư pháp |
Thường xuyên |
Báo cáo đề xuất UBND thành phố |
6 |
Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng biên chế của các đơn vị, địa phương cho phù hợp với tình hình phân cấp |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện |
Sau khi có quy định về phân cấp |
Tham mưu xây dựng Đề án biên chế hàng năm |
7 |
Thực hiện việc rà soát lại tổ chức bộ máy, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, xác định số lượng biên chế. |
Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện |
Sở Nội vụ |
Sau khi có quy định về phân cấp |
Đề án điều chỉnh Đề án vị trí việc làm |
8 |
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước tại các Sở, ngành, UBND quận, huyện và việc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này |
Cơ quan được giao chủ trì tham mưu quy định phân cấp theo ngành, lĩnh vực. |
Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện |
Thường xuyên |
Kết quả thanh tra, kiểm tra (đưa vào nội dung Báo cáo CCHC) |
9 |
Định kỳ đánh giá nội dung phân cấp quản lý nhà nước để kịp thời tham mưu cho UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn đối với từng ngành, lĩnh vực |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện |
Hàng năm |
Báo cáo về phân cấp gửi UBND thành phố |
10 |
Tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương, HĐND, UBND thành phố ban hành |
Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện |
Sở Nội vụ; Sở Tư pháp |
Sau khi các VBQPPL được ban hành |
Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện |
11 |
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến đội ngũ cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp |
Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện |
Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố |
Thường xuyên |
Hội nghị, hội thảo, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền pháp luật. |
12 |
Tham mưu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nâng cao năng lực thực thi chính sách, pháp luật. |
Sở Tư pháp |
Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện |
Hàng năm |
Kế hoạch, báo cáo kết quả hỗ trợ pháp lý gửi UBND thành phố. |
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được đảm bảo từ nguồn kinh phí Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thành phố hàng năm.
1. Sở Nội vụ:
- Là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chỉ đạo đối với các nội dung có khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Tham gia ý kiến về việc phân cấp quản lý nhà nước của các Sở, ban, ngành với Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân các quận, huyện với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp Thanh tra thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và việc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng. Phân công, giao trách nhiệm cụ thể gắn với thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện.
- Căn cứ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp tại Nghị quyết số 04/NQ-CP và mục đích, yêu cầu của Kế hoạch này:
+ Các sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tăng cường phân cấp các nội dung phù hợp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
+ Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường phân cấp các nội dung phù hợp cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất nội dung phân cấp quản lý nhà nước gửi Ủy ban nhân dân thành phố qua Sở Nội vụ (là một nội dung trong Báo cáo định kỳ công tác cải cách hành chính).