Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 06/09/2022
Ngày có hiệu lực 06/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 06 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, LĨNH VỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04/NQ-CP) theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Nghị quyết số 04/NQ-CP, xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành; giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và giữa UBND cấp huyện với UBND các xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là cấp xã), gn với việc hoàn thiện văn bản pháp luật, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương.

2. Yêu cầu

a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước để đề xuất các vấn đề kiến nghị Trung ương phân cấp cho tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

b) Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc Hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

c) Kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành; giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND cấp huyện và giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã; tiếp tục đổi mới và triển khai, cụ thể hóa quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực phát triển của địa phương, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách, có vị trí, vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

d) Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền phải đi đối với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo địa phương, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý.

e) Gắn việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

g) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đi đối với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyn lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu kịp thời triển khai các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với UBND tỉnh thuộc các ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 04/NQ-CP

1.1. Các ngành, lĩnh vực phân cấp theo định hướng Nghị quyết 04/NQ-CP làm cơ sở để UBND tỉnh ban hành văn bản mới (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác) hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản về phân cấp, ủy quyền cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện phù hợp với quy định và tình hình thực tế của địa phương:

a) Ngành, lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư: ODA; phát triển liên kết vùng.

Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và đầu tư.

b) Ngành, lĩnh vực Tài chính: Tài chính - ngân sách nhà nước.

Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính.

c) Ngành, lĩnh vực Công Thương: Công nghiệp.

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

d) Ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chăn nuôi; lâm nghiệp.

Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Ngành, lĩnh vực Giao thông vận tải: Đường bộ (đường cao tốc, đường quốc lộ); đường sắt; đường thủy nội địa; an toàn giao thông; hàng không; kết cu hạ tầng giao thông; vận tải; quản lý phương tiện, thiết bị tham gia giao thông.

Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

[...]