Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu 153/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2023
Ngày có hiệu lực 07/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Phạm Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/KH-UBND

Bình Định, ngày 07 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước (gọi tắt là Nghị quyết số 04/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 04/NQ-CP gắn với thực hiện nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu, thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ các nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong triển khai thực hiện, đồng thời kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền đảm bảo quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

b) Việc thực hiện phân cấp, ủy quyền gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân quyền về quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền theo quy định phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã gắn phân cấp, ủy quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến; nâng cao chất lượng công vụ, công chức và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó:

a) Trên cơ sở hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền, các cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, bảo đảm chuyển giao nhiệm vụ gắn với chuyển giao tổ chức bộ máy và biên chế;

b) Bố trí đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để các cơ quan, tổ chức sau khi được sắp xếp, kiện toàn có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, phân quyền quản lý.

4. Nghiên cứu đề xuất với Trung ương về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển Quốc gia và một trong những trung tâm kinh tế của Khu vực duyên hải Trung bộ gắn với lộ trình tự bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách tỉnh.

5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện phân cấp, bảo đảm thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền.

6. Căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành, xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;

7. Tập trung nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách, pháp luật để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các công việc của người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai với người dân và với cơ quan cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ.

(Kèm theo Phụ lục danh mục các nội dung thực hiện phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổng hợp danh mục các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình; quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; theo dõi, đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện;

b) Thông qua công tác kiểm tra, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và của các huyện, thị xã, thành phố, kiến nghị, đề xuất loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép và sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trong tình hình mới.

2. Sở Nội vụ

a) Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;

b) Tổng hợp tình hình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với chính quyền địa phương cấp huyện và giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với sở, ngành; trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế công chức cho phù hợp với nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo từng ngành, lĩnh vực.

[...]