Kế hoạch 77/KH-UBND về Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2021

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 24/03/2021
Ngày có hiệu lực 24/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Căn cứ: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025; các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: số 4159/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và số 21/2019/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 về việc Ban hành “Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội; Trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2021, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu nâng cao năng lực, tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường hướng ti phát triển bền vững;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho khu vực nông thôn Thành phố. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

- Thông qua hoạt động khuyến công, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế s, nâng cao năng sut chất lượng, năng lực cnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 6-8%/năm;

- Tạo ra 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ 450-500 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn

a) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh:

Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing; Giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội.

b) Tchức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ: Hội nghị sẽ kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu, bao tiêu gia công bán thành phẩm ngành thủ công mỹ nghệ.

c) Tổ chức hội thảo chuyên đề: Tổ chức hội thảo giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất, kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.

d) Phát hành ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành: Thuê chuyên gia tư vấn thu thập tài liệu, biên tập, biên dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn đủ điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới; Thiết kế, in ấn ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành (gốm sứ; mây tre đan; sơn mài).

2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

a) Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong đó tập trung vào các dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.

b) Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn chỉnh tài liệu quy trình sản xuất có hiệu quả: Hỗ trợ các cơ sở đang hoạt động hiệu quả hoàn chỉnh tài liệu, quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Trong đó, ưu tiên các cơ sở có sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

3. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

a) Tổ chức hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ 2021

Tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021 với quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và khoảng các tỉnh, thành phố trong nước, cùng 10 đến 12 nước trên thế giới. Thu hút khoảng 10.000 đến 12.000 lượt khách tham quan, trong đó có từ 450 đến 600 nhà nhập khẩu, khách quốc tế. Trong đó tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo.

b) Tổ chức hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ Đô

Tổ chức Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021 - Hanoi Great Souvenirs 2021, với quy mô khoảng 200 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu phục vụ các sự kiện lớn của Thành phố năm 2021. Thu hút khách tham quan, mua sắm với giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng.

[...]