Kế hoạch 767/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 767/KH-UBND |
Ngày ban hành | 28/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 28/12/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Bùi Đình Long |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 767/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/6/2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007 (số 64/2006/QH11);
Căn cứ Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;
Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện BHYT và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS;
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030;
Thực hiện Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới,
1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An
Tính đến 31/7/2020, Nghệ An đã phát hiện 10.052 trường hợp nhiễm HIV; trong đó 6.382 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.238 trường hợp HIV/AIDS tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.814. Số người nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 97,6% (449/460) xã/phường/thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh.
Số người nhiễm HIV đa số là nam (78,55%), độ tuổi tập trung nhiều nhất là từ 25-34 tuổi (50%), đối tượng tiêm chích ma túy chiếm phần lớn trong số người nhiễm HIV (70,8%), đối tượng phụ nữ bán dâm là 0,77%.
Đường lây truyền HIV chủ yếu qua đường máu chiếm 74,83%; qua đường tình dục là 22,85%; mẹ truyền sang con 2.32%
Dịch HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng giảm trong ba năm gần đây nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp và tập trung vào các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV như nhóm nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và gần đây là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
Số liệu HIV/AIDS qua các năm giai đoạn 2014 - 2020 (Phụ lục I)
2. Tình hình đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại Nghệ An, giai đoạn 2014 - 2020
a) Công tác quản lý, chỉ đạo và phối hợp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy Nghệ An và hướng dẫn của Bộ Y tế; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng các Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh 1
- Chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch, Chương trình, Nghị quyết trên toàn tỉnh; gắn việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình,...2 với công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
b) Mức độ bao phủ dịch vụ phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
- Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS được củng cố, hoàn thiện và hoạt động ngày càng hiệu quả từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Huy động được sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là người dân; số người nhiễm HIV và tử vong được phát hiện hàng năm có xu hướng giảm, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.
- Việc mở rộng chương trình phòng chống HIV/AIDS với các hình thức: Truyền thông nâng cao sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS 3; xét nghiệm sàng lọc, khẳng định HIV 4; gắn cơ sở điều trị HIV/AIDS với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 5; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế 6, cung cấp vật dụng can thiệp 7... đã được triển khai trên toàn tỉnh và gắn liền với hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến xã/phường/thị trấn, giúp tiết kiệm được nguồn lực và tạo thuận lợi để người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Hoạt động giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi trên các nhóm nguy cơ cao; hệ thống báo cáo, giám sát dịch HIV được thực hiện, duy trì hiệu quả từ tuyến tỉnh xuống cơ sở 8.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 767/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/6/2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007 (số 64/2006/QH11);
Căn cứ Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;
Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện BHYT và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS;
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030;
Thực hiện Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 06/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới,
1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An
Tính đến 31/7/2020, Nghệ An đã phát hiện 10.052 trường hợp nhiễm HIV; trong đó 6.382 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.238 trường hợp HIV/AIDS tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.814. Số người nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 97,6% (449/460) xã/phường/thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh.
Số người nhiễm HIV đa số là nam (78,55%), độ tuổi tập trung nhiều nhất là từ 25-34 tuổi (50%), đối tượng tiêm chích ma túy chiếm phần lớn trong số người nhiễm HIV (70,8%), đối tượng phụ nữ bán dâm là 0,77%.
Đường lây truyền HIV chủ yếu qua đường máu chiếm 74,83%; qua đường tình dục là 22,85%; mẹ truyền sang con 2.32%
Dịch HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng giảm trong ba năm gần đây nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp và tập trung vào các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV như nhóm nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và gần đây là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
Số liệu HIV/AIDS qua các năm giai đoạn 2014 - 2020 (Phụ lục I)
2. Tình hình đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại Nghệ An, giai đoạn 2014 - 2020
a) Công tác quản lý, chỉ đạo và phối hợp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy Nghệ An và hướng dẫn của Bộ Y tế; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng các Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh 1
- Chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch, Chương trình, Nghị quyết trên toàn tỉnh; gắn việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình,...2 với công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
b) Mức độ bao phủ dịch vụ phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
- Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS được củng cố, hoàn thiện và hoạt động ngày càng hiệu quả từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Huy động được sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là người dân; số người nhiễm HIV và tử vong được phát hiện hàng năm có xu hướng giảm, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.
- Việc mở rộng chương trình phòng chống HIV/AIDS với các hình thức: Truyền thông nâng cao sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS 3; xét nghiệm sàng lọc, khẳng định HIV 4; gắn cơ sở điều trị HIV/AIDS với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 5; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế 6, cung cấp vật dụng can thiệp 7... đã được triển khai trên toàn tỉnh và gắn liền với hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến xã/phường/thị trấn, giúp tiết kiệm được nguồn lực và tạo thuận lợi để người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Hoạt động giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi trên các nhóm nguy cơ cao; hệ thống báo cáo, giám sát dịch HIV được thực hiện, duy trì hiệu quả từ tuyến tỉnh xuống cơ sở 8.
1. Tình hình huy động kinh phí
- Tổng kinh phí huy động được trong giai đoạn từ 2014 - 2020 là 103.137,4 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước từ trung ương 6,56 tỷ đồng (2 tỷ đồng cho đầu tư cho xây dựng cơ bản), ngân sách địa phương là 33,488 tỷ (chiếm 33,47%) và nguồn viện trợ quốc tế là 60,36 tỷ (chiếm 58,52%).
- Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) được cấp từ Trung ương cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm qua các năm 9.
- Nguồn ngân sách địa phương: Tổng ngân sách địa phương cấp giai đoạn 2014 - 2020 là gần 33,5 tỷ đồng, tăng từ 10% (giai đoạn giai đoạn 2008 - 2013) lên 32,7% (giai đoạn 2014 - 2020).
- Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: Kinh phí viện trợ giai đoạn 2014 - 2020 vẫn là nguồn kinh phí chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS chiếm 60%; tuy nhiên giảm mạnh so với giai đoạn 2008 - 2013 và chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật 10.
- Nguồn Bảo hiểm y tế chi trả: Từ năm 2017, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh bắt đầu thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV; UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế và chi phí đồng chi trả đối với thuốc kháng Vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT theo Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 về việc “Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế và chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Năm 2019, thí điểm triển khai thanh toán thuốc ARV bằng nguồn BHYT tại cơ sở điều trị Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu 11.
- Nguồn thu phí sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV: Việc đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế, nguồn này chủ yếu là nguồn xã hội hóa methadone 12.
Bảng 1: Kinh phí huy động giai đoạn 2014 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nguồn |
Tổng kinh phí |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Ngân sách địa phương |
33.488 |
32,47 |
2 |
Ngân sách trung ương |
6.562 |
6,36 |
3 |
Bảo hiểm y tế |
792,4 |
0,77 |
4 |
Viện Trợ các dự án |
60.360 |
58,52 |
5 |
Nguồn xã hội hóa |
1.935 |
1,88 |
|
Tổng cộng: |
103.137,4 |
100 |
(Chi tiết kinh phí tại bảng 1 phụ lục II)
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí
a) Nguồn ngân sách tỉnh
Ngân sách tỉnh giai đoạn 2016 - 2017 chủ yếu tập trung cho hoạt động mở rộng các cơ sở điều trị Methadone, các điểm cấp phát thuốc. Trong giai đoạn 2018 - 2020, ngân sách địa phương chủ yếu đảm bảo các hoạt động tối thiểu về truyền thông tại các tuyến, hoạt động hội thảo tập huấn, giám sát hỗ trợ kỹ thuật tuyến cơ sở ... để đảm bảo duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS sau khi các dự án thuộc chương trình PEPFAR kết thúc và nhằm tiến tới đạt mục tiêu 90 - 90 - 90.
b) Nguồn ngân sách trung ương
Giai đoạn 2014 - 2016, nguồn ngân sách trung ương được sử dụng cho hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị phòng xét nghiệm 13. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, nguồn ngân sách trung ương chưa đáp ứng được các hoạt động phòng chống HIV/AIDS do hoạt động chi được thực hiện theo Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 31/8/2018 ban hành muộn, các hoạt động có thể chi theo hướng dẫn đã được các dự án quốc tế tài trợ nên nguồn kinh phí này không được thực hiện.
c) Nguồn Bảo hiểm y tế
Năm 2019, Nghệ An mới thí điểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh bao gồm thuốc ARV bằng nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) tại cơ sở điều trị Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu 14. Tuy nhiên kinh phí thanh toán qua BHYT giai đoạn này còn thấp (năm 2019 là 354,87 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2020 là 437,53 triệu đồng).
d) Nguồn xã hội hóa
Nguồn xã hội hóa (chiếm 1,88%) là nguồn thu phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methdone. Từ năm 2017, các cơ sở điều trị Methadone và các điểm cấp phát thuốc trên địa bàn tỉnh thực hiện thu phí nhằm đảm bảo được các chi phí cấp phát thuốc Methadone hàng ngày, khám, tư vấn cho bệnh nhân Methadone 15.
e) Nguồn viện trợ quốc tế
Trong thời gian vừa qua đây là nguồn lực chính hỗ trợ tỉnh Nghệ An đáp ứng với tình hình dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên đến năm 2018 các dự án cơ bản kết thúc việc hỗ trợ này; từ năm 2019 đến nay chỉ còn dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ Nghệ An triển khai các hoạt động như xét nghiệm, chăm sóc điều trị HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại.
3. Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí
- Sự phối hợp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai phòng chống HIV/AIDS thực sự đồng bộ và hiệu quả.
- Năng lực đội ngũ nhân viên y tế thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến cơ sở được nâng lên rõ nét.
- Công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS được cộng đồng và người dân quan tâm, sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS được tăng lên, ước đạt 78% năm 2020.
- Triển khai toàn diện dịch vụ HIV/AIDS từ dự phòng đến chăm sóc, điều trị, can thiệp giảm tác hại tại 21/21 huyện, thành, thị trong tỉnh như: Can thiệp dự phòng lây nhiễm, xét nghiệm HIV, điều trị ARV, điều trị và cấp, phát thuốc Methadone, Buprenorphin.
- Việc đầu tư hiệu quả kinh phí trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã giúp Nghệ An đã khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Nghệ An dưới 0,3%, làm giảm tỷ lệ tử vong do AIDS. Hiện nay, Nghệ An được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu trong việc thực hiện chiến lược hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 giai đoạn 2015 - 2020.
ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 -2030
I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ CHO GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
1. Cơ sở để xác định nhu cầu
- Mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động chính, các nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế 16.
- Chỉ tiêu, mục tiêu can thiệp trên các nhóm đối tượng can thiệp nhằm chấm dứt bệnh AIDS tại địa phương đến năm 2030.
- Nội dung chi, mức chi cho từng hoạt động theo các quy định hiện hành 17.
2. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí
Kết quả tính toán theo bộ công cụ ước tính nguồn lực để đảm bảo tài chính theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại hướng dẫn số 3784/BYT-HD ngày 15/7/2020 cho thấy: Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2030 là 625.891 triệu đồng, cụ thể như sau:
Bảng 2: Ước tính tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2030
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nội dung huy động |
Tổng kinh phí |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Dự phòng lây nhiễm HIV |
181.811 |
29,04 |
2 |
Điều trị HIV/AIDS |
392.510 |
62,71 |
3 |
Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm |
7.583 |
1,21 |
4 |
Tăng cường năng lực hệ thống |
43.987 |
7,03 |
|
Tổng cộng: |
625.891 |
100 |
(Chi tiết phân kỳ nhu cầu kinh phí từng năm tại bảng 2, phụ lục II)
II. ƯỚC TÍNH KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
1. Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động
- Ngân sách nhà nước trung ương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu như mua thuốc Methadone, Burenorphine, một phần thuốc ARV, một số vật tư sinh phẩm thiết yếu.
- Ngân sách tỉnh cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, kinh phí đồng chi trả đối với thuốc kháng Vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT, chi hoạt động can thiệp giảm hại, hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, hoạt động theo dõi đánh giá chương trình, nâng cao năng lực...18.
- Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế: Theo cam kết của dự án dự kiến sẽ đáp ứng hoạt động điều trị PrEP, một phần thuốc ARV.
- Bảo hiểm Y tế đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu khám, điều trị, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật. Cung ứng khoảng 65% thuốc ARV thanh toán qua bảo hiểm y tế đến năm 2025 và đến năm 2030 là 100%.
- Nguồn xã hội hóa bao gồm đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ.
- Các nguồn thu hợp pháp khác...
2. Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn
Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từ tất cả các nguồn được ước tính 510.601 triệu đồng trong đó cụ thể các nguồn huy động như sau:
Bảng 3. Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021 - 2030
Đơn vị: triệu đồng
TT |
Nguồn kinh phí |
Tổng cho giai đoạn 2021-2030 |
1 |
Ngân sách địa phương |
58.474 |
2 |
Ngân sách Trung ương |
57.424 |
3 |
Viện trợ của các dự án |
77.008 |
4 |
Bảo hiểm y tế |
222.574 |
5 |
Thu phí dịch vụ |
95.121 |
|
Tổng cộng: |
510.601 |
(Chi tiết kinh phí tại bảng 3, phụ lục II)
3. Ước tính kinh phí cần huy động thêm giai đoạn 2021 - 2030
Từ các phân tích trên, cho thấy: để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại tỉnh Nghệ An vào năm 2030, nguồn kinh phí chưa có khả năng đáp ứng cần huy động thêm ước tính như sau:
Bảng 4. Ước tính kinh phí cần huy động thêm giai đoạn 2021 - 2030
Đơn vị: Triệu đồng
Kinh phí/Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Tổng |
Tổng nhu cầu |
43.626 |
47.540 |
51.138 |
55.108 |
59.213 |
63.722 |
68.408 |
73.532 |
78.885 |
84.719 |
625.891 |
Tổng kinh phí có thể huy động |
35.231 |
38.321 |
41.354 |
44.718 |
48.179 |
51.998 |
55.951 |
60.294 |
64.808 |
69.747 |
510.601 |
Kinh phí cần huy động thêm từ doanh nghiệp, vận động các nhà hảo tâm, cộng đồng |
8.395 |
9.219 |
9.784 |
10.390 |
11.034 |
11.724 |
12.457 |
13.238 |
14.077 |
14.972 |
115.290 |
Khả năng đáp ứng (%) |
80,76 |
80,61 |
80,87 |
81,15 |
81,37 |
81,60 |
81,79 |
82,00 |
82,16 |
82,33 |
81,58 |
Như vậy với mức phân bổ ngân sách địa phương hiện nay, khả năng đáp ứng được là 81,58% nhu cầu cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS còn cần huy động kinh phí thêm từ doanh nghiệp, vận động các nhà hảo tâm, cộng đồng để đáp ứng được 100% nhu cầu phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030.
- Nghệ An là một tỉnh có địa bàn rộng với số lượng người nhiễm HIV/AIDS lớn (là một trong 6 tỉnh có người nhiễm cao nhất cả nước) và nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao dẫn đến đối tượng cần can thiệp và chăm sóc điều trị lớn.
- Ngân sách nhà nước trung ương chỉ hỗ trợ cho các hạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y tế 19.
- Viện trợ quốc tế đã có lộ trình cắt giảm, Nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp.
- Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng tăng,...
- Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.
- Huy động nguồn xã hội hóa từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS còn khó khăn do sự phân biệt đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội chưa rõ ràng.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH NHẰM CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030
1. HIV/AIDS là dịch bệnh nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và phát triển kinh tế - xã hội. Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự phối hợp liên ngành của các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng.
2. Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.
3. Bảo đảm thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế và các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị toàn diện HIV/AIDS.
5. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. UBND tỉnh và chính quyền các cấp đã chủ động bố trí nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Nghệ An vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm nguy cơ cao.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
3. Các chỉ tiêu
a) Nhóm chỉ tiêu tác động
- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân vào năm 2030
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030
b) Nhóm chỉ tiêu dự phòng
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế và các loại thuốc, bài thuốc đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt ít nhất 50% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
- Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người dân 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.
c) Nhóm chỉ tiêu xét nghiệm
- Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV hàng năm đạt 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
d) Nhóm chỉ tiêu về điều trị
- Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV đạt 90% năm 2025 và đạt 95% năm 2030.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt ít nhất 95% qua các năm.
- Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao được điều trị đồng thời cả ARV và lao đạt 92% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HlV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C là 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào năm 2030.
e) Nhóm chỉ tiêu hệ thống y tế
- 100% các huyện/thành phố/thị xã có kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch AIDS và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm cho phòng, phòng chống HIV/AIDS theo kế hoạch được phê duyệt.
- 100% các huyện/thành phố/thị xã triển khai thu thập, báo cáo đầy đủ số liệu phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Quốc gia.
- 100% các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS sử dụng các phần mềm để quản lý dịch vụ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và triển khai báo cáo, chia sẻ dữ liệu điện tử.
- Đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang được quản lý tham gia bảo hiểm y tế.
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thu thập số liệu đạt chất lượng để theo dõi tình hình dịch và đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nhóm giải pháp huy động các nguồn tài chính
- Tăng phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hàng năm nhằm từng bước bù đắp kinh phí thiếu hụt cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương: UBND tỉnh bảo đảm tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn NSĐP theo các mục tiêu, phù hợp với diễn biến tình hình dịch và khả năng của tỉnh, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án viện trợ và ngân sách nhà nước trung ương; Các cấp, ngành, đơn vị có kế hoạch huy động, phân bổ các nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS tại cơ quan, đơn vị theo quy định.
- Mở rộng và đảm bảo thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV từ quỹ BHYT: Tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được Quỹ BHYT chi trả theo quy định. Đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang quản lý có thẻ BHYT bằng các nguồn khác nhau. UBND tỉnh đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT và kinh phí đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV tại cơ sở trên địa bàn tỉnh 20.
- Tiếp tục huy động nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIVAIDS: Đưa các nhu cầu về đầu tư cho phòng, chống HIVAIDS vào các kế hoạch xúc tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh. Xây dựng các đề xuất về nhu cầu cần được đầu tư hỗ trợ để đưa vào các dự án của Bộ Y tế; Thực hiện có hiệu quả các Dự án quốc tế hiện có trên địa bàn.
- Triển khai, mở rộng việc thu phí dịch vụ đối với một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (như điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm HIV,..) 21.
- Tăng tính chủ động của các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Đưa nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong nhũng mục tiêu ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong xã hội hóa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
- Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bố nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được.
- Đẩy mạnh tính chủ động của địa phương trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực, tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.
- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường vai trò giám sát của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
- Tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh để đảm bảo phân bổ sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo.
- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các huyện trọng điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao 22. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến khích việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm HIV vào điều trị sớm.
- Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng). Đồng thời, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.
- Xây dựng và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng. Đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như tìm ca, tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng năm do Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện....
3. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Tiếp tục gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế địa phương. Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sử dụng các nguồn lực hiện có.
- Tiếp tục triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN
1. Công tác dự phòng can thiệp giảm hại
- Tăng cường thực hiện truyền thông, sâu rộng, có chủ đích, hướng tới từng nhóm đối tượng trong cộng đồng. Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, kênh tuyên truyền và cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi bền vững cho người dân về phòng, chống HIV/AIDS.
- Mở rộng phạm vi, đổi mới và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm triển khai các mô hình phân phát bao cao su, bơm kim tiêm, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các can thiệp về ma túy tổng hợp, ma túy khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên tình nguyện. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành, phối hợp giữa các địa phương và huy động cộng đồng trong tuyên truyền vận động và trong phát hiện, quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người NCMT, PNBD, người nhiễm HIV/AIDS.
2. Công tác giám sát, theo dõi, đánh giá
a) Công tác xét nghiệm HIV
- Đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS và mở rộng xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng như: Tư vấn xét nghiệm HIV lưu động, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa; triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV tại 100% Trạm y tế tuyến xã và tự xét nghiệm HIV. Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao, gồm nhóm người NCMT, nhóm PNBD, nhóm người MSM, nhóm người chuyển giới, phạm nhân. Áp dụng triển khai xét nghiệm HIV theo phương pháp lần theo dấu vết. Thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định hiện hành.
- Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính đảm bảo việc thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính có kết quả sớm, đáp ứng nhu cầu điều trị và can thiệp dự phòng. Khuyến khích cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV khẳng định trong hệ thống y tế tư nhân. Duy trì cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4, xét nghiệm tải lượng vi rút, xét nghiệm lao, xét nghiệm STIs và lấy mẫu, xét nghiệm PCR nhằm thực hiện điều trị ARV kịp thời, hiệu quả.
- Ứng dụng các kỹ thuật mới, các sinh phẩm xét nghiệm HIV mới trong chẩn đoán nhiễm HIV được Bộ Y tế cho phép. Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tư vấn, xét nghiệm HIV, chuyển gửi người nhiễm HIV và theo dõi sau chuyển gửi. Triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm.
- Cải cách các thủ tục hành chính đảm bảo thời gian trả kết quả xét nghiệm HIV sàng lọc trong ngày, trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính trong khoảng thời gian 3 ngày.
b) Giám sát dịch HIV, theo dõi và đánh giá
- Cải thiện chất lượng giám sát ca bệnh để đồng bộ hóa dữ liệu HIV, theo dõi ca bệnh từ thời điểm nhiễm cho đến khi tử vong nhằm đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của dữ liệu. Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến xuống tuyến huyện, tuyến xã.
- Củng cố hệ thống quản lý thông tin về phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, số hóa các dữ liệu HIV/AIDS. Từng bước ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc cảnh báo sớm, trên cơ sở đó triển khai kịp thời các giải pháp can thiệp y tế công cộng nhằm kiểm soát và khống chế dịch.
- Duy trì, lồng ghép triển khai các hoạt động chỉ đạo tuyến, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến. Nâng cao năng lực cán bộ y tế các tuyến về thực hiện đáp ứng y tế công cộng trong phòng, chống HIV/AIDS.
3. Điều trị người nhiễm HIV/AIDS
- Mở rộng độ bao phủ, phạm vi cung cấp, đảm bảo tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị ARV, điều trị phối hợp HIV/Lao, điều trị đồng nhiễm HIV với viêm gan C, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Tiếp tục duy trì và mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội.
- Từng bước triển khai điều trị và chăm sóc HIV/AIDS tại tuyến xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người nhiễm điều trị thuốc ARV tại các cơ sở y tế. Triển khai các biện pháp quản lý ca bệnh, theo dõi việc điều trị HIV/AIDS và hỗ trợ tuân thủ điều trị. Triển khai theo dõi, dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc và cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS.
- Triển khai kết nối chuyển gửi và phản hồi giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV với cơ sở điều trị và theo dõi quản lý ca bệnh nhằm đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Triển khai một số mô hình điều trị HIV/AIDS phù hợp với đặc điểm tình hình dịch và điều kiện địa lý của từng địa phương nhằm tăng số người nhiễm HIV được tiếp cận với điều trị thuốc ARV. Triển khai các hoạt động giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV tại các cơ sở y tế.
- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS về các hoạt động chuyên môn điều trị HIV/AIDS, công tác dự trù báo cáo thuốc ARV và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT.
4. Nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS.
- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ tham gia triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến y tế theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ thông qua đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát và chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại các tuyến y tế.
- Lồng ghép và kết nối cung cấp dịch vụ gồm triển khai phân phát bơm kim tiêm, bao cao su với tư vấn xét nghiệm tự nguyện; tư vấn xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV với các dịch vụ khám chữa bệnh tại mạng lưới y tế cơ sở...
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
II. CÔNG TÁC BÁO CÁO THEO DÕI, KIỂM TRA GIÁM SÁT
- Giao Sở Y tế đầu mối rà soát, tổng hợp tiến độ và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh về việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch theo quy định.
- Hoạt động báo cáo các nội dung về kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch được đưa vào chương trình các kỳ họp định kỳ của Ban chỉ đạo.
- Đưa nội dung giám sát việc thực hiện kế hoạch vào hoạt động giám sát và các phiên họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh
- Chịu trách nhiệm tham mưu và hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai cụ thể Kế hoạch; Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và thành viên Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS, Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm theo các nội dung của Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính, phân bổ và sử dụng kinh phí phù hợp với từng thời điểm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Làm việc với Bộ Y tế để được phân bổ kinh phí từ Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét tài trợ (Danh mục đã được phê duyệt tại Quyết định số 5302/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế).
- Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, lập kế hoạch triển khai hàng năm để phối hợp Sở Tài chính xem xét, cân đối và bố trí kinh phí triển khai, trình cấp thẩm quyền quyết định theo đúng quy trình, quy định.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của ngành y tế; có văn bản chỉ đạo đối với các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trong việc phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án thuộc lĩnh vực Y tế, dân số và gia đình để tăng cường năng lực hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động tài trợ quốc tế, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Phối hợp Sở Y tế, Tài chính, các cơ quan có liên quan, các nhà tài trợ thực hiện các thủ tục, công tác điều phối và cơ chế quản lý các chương trình, dự án, khoản tài trợ quốc tế theo đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; tiếp tục nâng cao chất lượng các tin, bài, tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng chống HIV/AIDS; tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, phòng chống lây nhiễm trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới... góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung phòng chống HIV/AIDS trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường; công tác truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản, giáo dục về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho học sinh, giáo viên và cán bộ giáo dục các cấp.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ đạo các Trung tâm cai nghiện, các cơ sở bảo trợ xã hội triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là cho học viên, đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội.
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế Nghệ An triển khai việc khám bệnh, chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí KCB bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật về BHYT
8. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể.
Chủ trì triển khai các biện pháp Phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị, trong đó chú trọng hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Chủ trì, phối hợp các tổ chức thành viên chỉ đạo, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền, vận động nhân dân chia sẻ, động viên, giảm thiểu sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và xã hội. Triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia Phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng dân cư.
10. UBND các huyện, thành phố, thị xã
Căn cứ Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm tại địa phương.
Trên cơ sở xác định, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, chủ động cân đối, bố trí kinh phí địa phương để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Bảng 1: Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS từ năm 2014 đến 2020
TT |
Chỉ số |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
7/2020 |
1 |
Lũy tích HIV |
7.325 |
8.062 |
8.818 |
9.316 |
9.720 |
9.962 |
10.052 |
|
Trong đó: Nam (%) |
81,77 |
80,72 |
79,97 |
79,27 |
78,89 |
78,66 |
78,55 |
|
Nữ (%) |
18,23 |
19,28 |
20,03 |
20,73 |
21,11 |
21,34 |
21,45 |
|
Số HIV mới phát hiện trong năm |
593 |
737 |
756 |
498 |
404 |
242 |
90 |
2 |
Lũy tích AIDS |
5.009 |
5.399 |
5.990 |
6.163 |
6.279 |
6.344 |
6.382 |
|
Số AIDS mới phát hiện trong năm |
404 |
390 |
591 |
173 |
116 |
65 |
38 |
3 |
Lũy tích HIV/AIDS tử vong |
3.430 |
3.655 |
3.844 |
3.982 |
4.109 |
4.203 |
4.238 |
|
Số HIV/AIDS tử vong trong năm |
219 |
225 |
189 |
138 |
127 |
94 |
35 |
STT |
Chỉ số |
Tỷ lệ % |
1 |
Phân tích theo độ tuổi |
|
|
≤ 14 tuổi |
02 |
|
15 đến 24 tuổi |
26 |
|
25 đến 34 tuổi |
50 |
|
35 đến 44 tuổi |
18 |
|
45 đến 49 tuổi |
02 |
|
≥ 50 tuổi |
02 |
2 |
Phân tích theo đường lây |
|
|
Lây nhiễm qua đường máu |
74,83 |
|
Lây nhiễm qua đường tình dục |
22,85 |
|
Mẹ truyền sang con |
2,32 |
3 |
Tỷ lệ HIV của các đối tượng có hành vi nguy cơ cao |
|
|
Nghiện chích ma túy (NCMT) |
70,8 |
|
Phụ nữ bán dâm (PNBD) |
0,77 |
|
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) |
0,03 |
Bảng 3: Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS theo từng địa phương (tính đến 31/7/2020)
STT |
Địa phương |
Lũy tích HIV |
Lũy tích AIDS |
Lũy tích HIV/AIDS tử vong |
Số HIV/AIDS còn sống |
1 |
Quế Phong |
2.015 |
997 |
611 |
1.404 |
2 |
TP Vinh |
1.860 |
1.421 |
986 |
874 |
3 |
Tương Dương |
1.103 |
790 |
635 |
468 |
4 |
Quỳ Châu |
939 |
554 |
325 |
614 |
5 |
Diễn Châu |
546 |
334 |
186 |
360 |
6 |
Quỳ Hợp |
440 |
231 |
165 |
275 |
7 |
Đô Lương |
408 |
291 |
216 |
192 |
8 |
Thanh Chương |
384 |
249 |
167 |
217 |
9 |
Con Cuông |
304 |
238 |
170 |
134 |
10 |
TX Thái Hòa |
299 |
223 |
148 |
151 |
11 |
Tân Kỳ |
217 |
123 |
82 |
135 |
12 |
Yên Thành |
213 |
127 |
74 |
139 |
13 |
Nghĩa Đàn |
208 |
137 |
77 |
131 |
14 |
Hưng Nguyên |
186 |
125 |
74 |
112 |
15 |
Nam Đàn |
184 |
111 |
79 |
105 |
16 |
Nghi Lộc |
181 |
113 |
65 |
116 |
17 |
Quỳnh Lưu |
155 |
78 |
35 |
120 |
18 |
TX Cửa Lò |
128 |
75 |
44 |
84 |
19 |
Kỳ Sơn |
110 |
73 |
51 |
59 |
20 |
Anh Sơn |
95 |
47 |
28 |
67 |
21 |
TX Hoàng Mai |
77 |
45 |
20 |
57 |
|
Tổng |
10.052 |
6.382 |
4.238 |
5.814 |
Bảng 4: Kết quả công tác xét nghiệm giai đoạn 2015-2020
TT |
Nội dung |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Ước đạt năm 2020 |
1 |
Xét nghiệm sàng lọc HIV |
8.248 |
2.580 |
3.261 |
13.308 |
11.149 |
9.573 |
10.000 |
2 |
Khẳng định HIV |
3.000 |
1.453 |
1.102 |
847 |
759 |
732 |
700 |
3 |
Xét nghiệm CD4 (lượt) |
|
5.294 |
5.187 |
2.995 |
2.565 |
1.102 |
3.000 |
Bảng 5: Số liệu điều trị ARV và xét nghiệm tải lượng vi rút từ năm 2014 đến 2020.
TT |
Nội dung |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Tháng 7/2020 |
1 |
Tổng số bệnh nhân điều trị ARV |
2.866 |
3.531 |
4.065 |
4.232 |
4.445 |
4.542 |
4.645 |
2 |
Số BN xét nghiệm |
Chưa triển khai hoạt động |
1.625 |
3.022 |
1.160 |
2.9761 |
Hiện đang triển khai |
|
3 |
Số BN có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế |
1.061 |
2.761 |
1.081 |
2.744 |
Bảng 1. Kinh phí huy động theo các nguồn cho công tác phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
ĐVT: triệu đồng (*)
Nguồn |
Kinh phí huy động theo nguồn giai đoạn 2014-2020 |
||||||||
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
Tỷ lệ % (so với Tổng kinh phí) |
|
Ngân sách địa phương |
6200 |
5826 |
4544 |
5949 |
5972 |
3934 |
1063 |
33488 |
32,7 |
- Chi sự nghiệp y tế |
6200 |
5826 |
4544 |
5949 |
5972 |
3934 |
1063 |
33488 |
|
- Chi đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
|
|
0 |
|
Ngân sách Trung ương |
2882 |
830 |
410 |
670 |
670 |
500 |
600 |
6562 |
6,4 |
- Chi bổ sung có mục tiêu |
882 |
830 |
410 |
670 |
670 |
500 |
600 |
4562 |
|
- Chi đầu tư phát triển |
2000 |
|
|
|
|
|
|
2000 |
|
BHYT |
|
|
|
|
|
53,2 |
86 |
139,2 |
0,1 |
Người thu phí dịch vụ |
|
|
|
|
666 |
769 |
500 |
1935 |
1,9 |
Viện Trợ |
13330 |
7816 |
12615 |
9432 |
9555 |
3515 |
4097 |
60360 |
58,9 |
TỔNG |
22412 |
14472 |
17569 |
16051 |
16863 |
8771,2 |
6346 |
102484,2 |
100% |
Bảng 2. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2030
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn kinh phí/Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Tổng cộng |
Dự phòng lây nhiễm HIV |
9740 |
11270 |
12913 |
14676 |
16571 |
18608 |
20797 |
23150 |
25681 |
28405 |
181811 |
Điều trị HIV/AIDS |
28973 |
31203 |
33239 |
35284 |
37574 |
39879 |
42457 |
45055 |
47958 |
50888 |
392511 |
Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm |
794 |
887 |
745 |
845 |
703 |
807 |
663 |
772 |
626 |
741 |
7584 |
Tăng cường năng lực hệ thống |
4119 |
4180 |
4241 |
4303 |
4365 |
4428 |
4491 |
4555 |
4620 |
4685 |
43987 |
Tổng cộng |
43627 |
47541 |
51138 |
55108 |
59214 |
63722 |
68408 |
73533 |
78885 |
84718 |
625893 |
Bảng 3. Kinh phí có thể huy động qua các năm giai đoạn 2021-2030
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn kinh phí/năm |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Ngân sách địa phương |
3457 |
3862 |
4309 |
4799 |
5336 |
5925 |
6570 |
7276 |
8048 |
8892 |
Ngân sách Trung ương |
2392 |
3239 |
3724 |
4668 |
5228 |
6072 |
6708 |
7640 |
8361 |
9392 |
Viện trợ của các dự án |
9526 |
9530 |
9305 |
8710 |
8332 |
7745 |
7193 |
6405 |
5645 |
4617 |
Bảo hiểm y tế |
13391 |
14939 |
16633 |
18473 |
20470 |
22636 |
24983 |
27525 |
30275 |
33249 |
Thu phí dịch vụ |
6465 |
6751 |
7383 |
8068 |
8813 |
9620 |
10497 |
11448 |
12479 |
13597 |
Tổng cộng |
35231 |
38321 |
41354 |
44718 |
48179 |
51998 |
55951 |
60294 |
64808 |
71777 |
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn kinh phí/Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Tổng nhu cầu |
43627 |
47541 |
51138 |
55108 |
59214 |
63722 |
68408 |
73533 |
78885 |
84718 |
Tổng kinh phí có thể huy động |
35231 |
38321 |
41354 |
44718 |
48179 |
51998 |
55951 |
60294 |
64808 |
71777 |
Kinh phí cần huy động thêm từ doanh nghiệp, vận động các nhà hảo tâm, cộng đồng |
8396 |
9220 |
9786 |
10392 |
11036 |
11723 |
12457 |
13240 |
14077 |
14972 |
Khả năng đáp ứng (%) |
81% |
81% |
81% |
81% |
81% |
82% |
82% |
82% |
82% |
85% |
1 Nghị quyết số 169/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án "Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 632/KH-UBND ngày 16/10/2015 về việc triển khai thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Kế hoạch số 617/KH-UBND ngày 21/9/2018 về việc tiếp nhận kết quả chuyển giao các dự án thuộc chương trình PEPFAR và giải pháp đảm bảo duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An....
2 Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/12/2017 của BCH Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Chương trình Hành động số 74-CT/TU ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/12/2017 của BCH Trung ương khóa XII.
3 Trung bình hơn 600.000 lượt người/năm được tiếp cận với các thông tin về phòng chống HIV/AIDS; tỷ lệ hiểu biết của người dân về các đường lây nhiễm HIV/AIDS tăng từ 55% năm 2014 lên 62% năm 2016, ước đạt 78% (năm 2020).
4 Trước năm 2015 toàn tỉnh chỉ có 05 cơ sở xét nghiệm tự nguyện, cơ sở điều trị ARV tập trung tại thành phố Vinh, và một số huyện trọng điểm. Đến năm 2019, 21/21 huyện, thành, thị có cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV, 09 phòng xét nghiệm khẳng định HIV (trong đó 08 là tuyến huyện).
5 Năm 2014 có 9 cơ sở điều trị HIV tại 05 huyện, thành, thị và 02 phòng khám trong trại giam. Hiện tại toàn tỉnh có 25 cơ sở điều trị HIV tại 21/21 huyện, thành, thị và điều trị cho 4.645 bệnh nhân nhiễm HIV.
6 Năm 2012, Nghệ An bắt đầu triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, hiện tại mở rộng, duy trì hoạt động 12 cơ sở điều trị và 17 điểm cấp phát thuốc trên toàn tỉnh. Năm 2019, thí điểm điều trị Buprenophine. Toàn tỉnh hiện đang điều trị cho 1.006 người nghiện chích ma túy (966 người điều trị Methadone, 40 người điều trị Buprenorphin).
7 Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su dược duy trì hiệu quả, đảm bảo cấp phát đến từng nhóm đối tượng nguy cơ cao.
8 Duy trì báo cáo trên hệ thống phần mềm HIVinfo 3.1 trực tuyến xuống tuyến huyện; hệ thống phần mềm trực tuyến báo cáo công tác Phòng, chống HIV/AIDS theo quy định tại Thông tư 03/2015 của Bộ Y tế ngày 16/3/2015, giám sát tránh trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ theo quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 24/05/2012.
9 Năm 2014 giảm 69% so với năm 2013 (Kinh phí năm 2014 là 881 triệu đồng); năm 2016 giảm 54% so với năm 2014. Từ năm 2017 đến nay, nguồn kinh phí trung ương cấp thông qua chương trình mục tiêu y tế dân số hàng năm từ 500-700 triệu đồng.
10 Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho giai đoạn 2008-2013 gần 108 tỷ đồng xuống còn 60,36 tỷ đồng. Cuối năm 2018, các dự án thuộc chương trình PEPFAR kết thúc chuyển giao sang hỗ trợ kỹ thuật. Giai đoạn 2019-2020 tỉnh Nghệ An chỉ nhận được nguồn viện trợ của dự án Quỹ toàn cầu.
11 Tính đến 31/10/2020, toàn tỉnh có 15 cơ sở thực hiện thanh toán thuốc ARV bằng nguồn BHYT.
12 Theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định mức giá một số dịch vụ điều trị và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
13 Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT của Liên Bộ Tài chính - Y tế ngày 08 tháng 10 năm 2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015.
14 Năm 2020 tiếp tục triển khai thêm 15 cơ sở thực hiện thanh toán thuốc ARV bằng nguồn BHYT.
15 Theo Hướng dẫn tại Thông tư số 35/2014/TT-BYT ngày 13/11/2014 của Bộ Y tế về việc Quy định định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Thông tư số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh
16 Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030; Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn xây Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng, chống AIDS năm 2021.
17 Các văn bản hướng dẫn nội dung chi, mức chi đối với nguồn ngân sách nhà nước, khung giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
18 Theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định mức giá một số dịch vụ điều trị và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHYT và chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
19 Gồm mua thuốc Methadone, Burenorphine, một phần thuốc ARV, một số vật tư sinh phẩm thiết yếu.
20 Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHYT và chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
21 Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định mức giá một số dịch vụ điều trị và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
22 Các Huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, thành phố Vinh, Diễn Châu,...