Quyết định 5302/QĐ-BYT năm 2020 phê duyệt Văn kiện của Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét tài trợ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 5302/QĐ-BYT |
Ngày ban hành | 21/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 21/12/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế |
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5302/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ thư phê duyệt của Quỹ toàn cầu, ngày 16/12/2019 về việc phê duyệt Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023;
Căn cứ công văn số 6828/BKHĐT-KTĐN ngày 15/10/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý kiến văn kiện Dự án “Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” và công văn số 14357/BTC-QLN ngày 24/11/2020 của Bộ Tài chính về việc góp ý văn kiện dự án do Quỹ Toàn cầu tài trợ cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế;
Xét Báo cáo số 895/KH-TC ngày 16/12/2020 về kết quả thẩm định Văn kiện và Kế hoạch tổng thể dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại công văn số 863/AIDS - VP ngày 16/12/2020 về việc trình Văn kiện Dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023 ” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ (Văn kiện dự án kèm theo), với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2023.
2. Tên nhà tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét.
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
4. Chủ dự án: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam
5. Địa điểm thực hiện dự án: Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và 33 tỉnh/TP, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau.
6. Thời gian thực hiện: 01/01/2021 - 31/12/2023.
7. Mục tiêu của Dự án:
7.1. Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan tới AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030;
- Mục tiêu 2: Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030;
- Mục tiêu 3: Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; góp phần loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030;
- Mục tiêu 4: Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến.
8. Một số kết quả chính của Dự án:
- Các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng HIV tiếp tục được triển khai và mở rộng.
- Các phương pháp xét nghiệm mới được triển khai mở rộng. Phân cấp xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng đến tuyến huyện để tạo điều kiện chẩn đoán sớm hơn và kết nối với chăm sóc.