Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào năm 2030

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 10/05/2021
Ngày có hiệu lực 10/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 10 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀO NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2021, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn Tỉnh vào năm 2030 gồm những nội dung sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020

1. Tình hình dịch HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020

1.1. Số liệu nhiễm HIV phát hiện mới, AIDS, tử vong và còn sống giai đoạn 2014 - 2020

Số lượng người

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

HIV phát hiện mới

352

410

391

422

446

468

225

AIDS

186

182

116

35

33

38

30

Tử vong

38

51

90

33

31

38

28

Nhiễm HIV còn sống

3.423

3.774

4.135

4.528

4.949

3.668

3.244

Nhận xét: Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong giai đoạn 2014 - 2020 tăng hằng năm do Tỉnh đang trong giai đoạn tăng cường giám sát, phát hiện, truy tìm ca nhiễm mất dấu trong cộng đồng. Số người chuyển sang AIDS giảm do người nhiễm HIV được điều trị ngay sau khi phát hiện, người nhiễm mất dấu được truy tìm đưa vào điều trị.

1.2. Số liệu người nhiễm HIV phát hiện mới cấp huyện giai đoạn 2014 - 2020

Cấp huyện

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TP. Cao Lãnh

42

39

32

48

49

63

23

TP. Sa Đéc

25

26

27

25

30

33

23

TP. Hồng Ngự

32

33

42

36

33

36

18

H. Hồng Ngự

34

27

30

38

33

29

26

H. Tam Nông

26

39

26

30

33

23

13

H. Tân Hồng

24

18

14

21

19

20

19

H. Thanh Bình

26

47

39

46

48

45

17

H. Châu Thành

26

42

28

25

36

49

22

H. Lai Vung

29

30

34

27

27

46

26

H. Lấp Vò

37

42

43

49

40

50

34

H. Cao Lãnh

32

43

53

45

61

41

25

H. Tháp Mười

13

13

22

23

37

27

12

Tổng

346

399

390

413

446

462

258*

* Số người nhiễm đến tháng 7 năm 2020.

Nhận xét: Hằng năm, số người nhiễm HIV phát hiện mới luôn cao, nhất là tại các huyện, thành phố có dân số đông.

1.3. Số liệu nhiễm HIV còn sống và được điều trị ARV giai đoạn 2014 - 2020

Số lượng người

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Nhiễm còn sống

3.423

3.774

4.135

4.528

4.949

3.668

3.244

Điều trị ARV

1.094

1.185

1.369

1.609

1.812

2.070

2.208

Tỷ lệ % được ĐT

31,96

31,40

33,11

35,53

36,61

56,43

68,06

Nhận xét: Đến cuối năm 2020, số người nhiễm HIV được quản lý đạt khoảng 90% so với số lượng ước tính nhiễm HIV tại cộng đồng; số người nhiễm HIV được điều trị ARV đạt 68,06%.

1.4. Xu hướng nhiễm HIV của các nhóm nguy cơ cao qua giám sát trọng điểm giai đoạn 2014 - 2020

Nhóm đối tượng

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Nghiện chích ma túy

2,5

3,5

4

-

-

3,3

0

Phụ nữ bán dâm

1

1,7

1,3

0,7

-

1,7

0,4

Quan hệ đồng tính nam

-

0

-

3,3

-

6,7

3,2

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm HIV trên hai nhóm Nghiện chích ma túy (NCMT) và Phụ nữ bán dâm (PNMD) có chiều hướng giảm và ổn định. Tỷ lệ nhiễm HIV nhóm Quan hệ đồng tính nam (MSM) có chiều hướng tăng lên nhanh.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng dịch HIV/AIDS trên địa bàn Tỉnh

* Về tệ nạn ma túy: Người sử dụng heroin chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp với độ tuổi chủ yếu là thanh, thiếu niên.

* Về tệ nạn mại dâm: Cơ bản được kiềm chế, đẩy lùi, hoạt động chủ yếu diễn ra lén lút, không hình thành các tụ điểm công khai, phức tạp

* Về nhóm Nam quan hệ tình dục đồng giới: Số người nhiễm HIV có xu hướng gia tăng hằng năm và đứng ở mức cao do người MSM tại tỉnh tăng lên và người MSM từ tỉnh, thành phố khác tới.

* Một số yếu tố ảnh hưởng khác: Lực lượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, công trường và học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến từ các tỉnh, thành khác; việc quản lý, truyền thông và cung cấp vật dụng phòng ngừa lây nhiễm HIV cho các nhóm này vẫn còn hạn chế.

2. Đáp ứng với dịch bệnh HIV/AIDS tại Đồng Tháp giai đoạn 2014-2020

2.1. Giám sát, tư vấn, xét nghiệm: Giám sát phát hiện, giám sát ca bệnh, tìm kiếm ca bệnh được thực hiện chặt chẽ nên đã giảm bớt số mất dấu, tăng tỷ lệ quản lý được người nhiễm. Tăng số cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, mở rộng mạng lưới đến y tế khóm, ấp tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu được làm xét nghiệm HIV sớm.

2.2. Điều trị HIV/AIDS: Tất cả các phòng khám và điều trị HIV trong trên địa bàn đảm bảo việc khám và điều trị cho người nhiễm HIV: 86% người nhiễm tại địa phương được điều trị ARV; > 95% người nhiễm có thẻ bảo hiểm y tế; > 96% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút thấp dưới ngưỡng.

[...]