Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2020 đảm bảo tài chính năm 2021 thực hiện chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 160/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2020
Ngày có hiệu lực 09/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Toàn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH NĂM 2021 THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030

Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 (số 64/2006/QH11);

Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài Chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan tổ chức đơn bị thuộc tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

Căn cứ Công văn 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động PC HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng chống HIV/AIDS 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 19/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Hòa Bình.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính năm 2021 thực hiện chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt trên 80% vào năm 2021.

b) Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự nguyện xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt trên 90% vào năm 2021; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.

c) Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 90%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2% vào năm 2021.

d) Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

1.3. Các chỉ tiêu

a) Nhóm chỉ tiêu tác động

- Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 50 trường hợp/năm vào năm 2021.

- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân vào năm 2021.

- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2021.

b) Nhóm chỉ tiêu về dự phòng

- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt trên 80% vào năm 2021;

- Tỷ lệ người đồng giới nam (nếu có) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) đạt 10% vào năm 2021;

- Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt trên 65% vào năm 2021.

[...]