Kế hoạch 766/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 766/KH-UBND
Ngày ban hành 13/12/2021
Ngày có hiệu lực 13/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đỗ Thị Minh Hoa
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 766/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một giải pháp quản lý dịch hại trên cây trồng nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học đảm bảo an toàn sức khỏe con người, giữ vững cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường phát triển nông nghiệp bền vững với việc áp dụng đồng bộ hài hòa các biện pháp quản lý dịch hại. Chương trình IPM đã được áp dụng trên hầu hết các địa phương trong cả nước, đã chứng minh được sự ưu việt đối với sản xuất nông nghiệp nhất là trong sản xuất lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo chuyển biến tích cực về tư duy người sản xuất và chất lượng môi trường sống. Các biện pháp áp dụng trong IPM còn là cơ sở để phát triển các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI)...; là cơ sở định hướng sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý sinh vật gây hại và canh tác theo hướng hữu cơ.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã lồng ghép và đẩy mạnh áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng thông qua các chương trình, đề án khác như “Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020”, “Mô hình sử dụng giống lúa chất lượng ứng dụng canh tác lúa cải tiến - SRI theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”... Đã có 6.700 ha lúa chất lượng ứng dụng kỹ thuật canh tác cải tiến SRI trong đó thực hiện quản lý dịch hại theo IPM, xây dựng 232 bể chứa vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện, tập huấn được 348 lớp quản lý dịch hại cây trồng dựa trên khung kiến thức về IPM cho 9.237 lượt người (là nông dân trực tiếp sản xuất)... Các hoạt động này đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng và làm tăng hiệu quả công tác bảo vệ thực vật tại địa phương, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với nông sản trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù Chương trình IPM giúp nâng cao nhận thức của cán bộ và nông dân, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo tuy nhiên, việc áp dụng IPM trong sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Thiếu đội ngũ cán bộ tham mưu, triển khai thực hiện chương trình đã qua đào tạo lớp TOT về IPM; chính quyền cơ sở một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của Chương trình IPM trong sản xuất; việc huy động nguồn lực cho chương trình còn hạn chế...

Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu, kéo theo việc phát sinh các loại sinh vật gây hại không theo quy luật và phát sinh nhiều loại sinh vật gây hại mới dẫn đến việc phòng trừ bằng các phương pháp hóa học gia tăng dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái rất lớn. Mặt khác, khi tham gia và thực hiện các chuỗi cung ứng và sản xuất, các Hiệp định thương mại đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm thì việc tiếp tục áp dụng chương trình IPM trên toàn tỉnh là rất cần thiết, đặc biệt là áp dụng IPM trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 01/01/2015;

- Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục triển khai Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XII) về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành quy định, nội dung, mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại địa phương từ nguồn ngân sách tỉnh Bắc Kạn;

- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND, ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2035;

- Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 04/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 15/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường, khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 12/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Bắc Kạn.

Phần II

NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất các loại cây trồng chủ lực, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra; tăng năng suất, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao; hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh việc ứng dụng IPM thành phong trào trong sản xuất góp phần thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng nông sản trong Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ