Quyết định 2382/QĐ-UBND năm 2021 thực hiện Dự án “Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với sản xuất nông sản hữu cơ trên một số cây trồng chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025"

Số hiệu 2382/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/10/2021
Ngày có hiệu lực 15/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2382/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN DỰ ÁN “ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) GẮN VỚI SẢN XUẤT NÔNG SẢN HỮU CƠ TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2022-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu;

Căn cứ Quyết định số 697/QĐ-BVTV-TV ngày 19/3/2018 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành nội dung và chương trình khung lớp huấn luyện nông dân (FFS) và đào tạo giảng viên (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh với các sở, ngành và địa phương liên quan ngày 13/9/2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 228/TTr-SNN ngày 12/10/2021; Công văn số 1122/STC-HCSN của Sở Tài chính về việc thẩm định Dự án IBM giai đoạn 2022-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tiếp tục thực hiện Dự án “Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với sản xuất nông sản hữu cơ trên một số cây trồng chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025”, với các nội dung sau:

1. Mục tiêu Dự án

1.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng tính thích ứng của cây trồng với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm nano tăng tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hoá học có độc tính thấp, thời gian cách ly thấp, nhanh phân hủy để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tạo cơ sở để chứng nhận các vùng sản xuất an toàn đạt các tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chí của mã số vùng trồng, ... nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức 72 lớp FFS-IPM; đào tạo 2160 nông dân nòng cốt trên các loại cây trồng; xây dựng 72 mô hình thực hành IPM với diện tích 48,5ha;

- Phấn đấu mở rộng diện tích cây trồng ứng dụng IPM (Ứng dụng IPM toàn phần và ứng dụng IPM từng phần): Có trên 60% diện tích gieo cấy lúa, 50-60% diện tích cây ăn quả (nhãn, vải, cam, bưởi, chuối, ...), trên 60% diện tích cây rau màu 50% diện tích cây cảnh (cam, quất cảnh,...) ứng dụng IPM vào sản xuất.

- Có 60% thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc có nguồn gốc sinh học được sử dụng vào sản xuất; giảm 20-25% lượng thuốc BVTV hóa học; giảm 35-50% chủng loại thuốc bảo vệ thực vật/lần phun và giảm 25-30% số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Có 60-65% diện tích cây trồng sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh; giảm 25-30% lượng phân bón hóa học trong sản xuất.

- Có 85-90% diện tích cây trồng sử dụng chế phẩm nấm đối kháng, chế phẩm sinh học trong chăm sóc và phòng trừ dịch hại.

- Hiệu quả sản xuất của các cây trồng chủ lực tăng từ 10-15%.

2. Nội dung và kế hoạch thực hiện

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về IPM

[...]