Kế hoạch 759/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang, giai đoạn 2017 - 2020

Số hiệu 759/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2017
Ngày có hiệu lực 20/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 759/KH-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM KÊ, SƯU TẦM, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY, TUYÊN TRUYỀN DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Quyết định 2493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/12/2016 về việc Phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017-2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng và giá trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa tỉnh An Giang.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày về các giá trị văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về di sản văn hóa. Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh mang tính bền vững, lâu dài.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác tiềm năng, thế mạnh của quần chúng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang, góp phần phát triển đời sống kinh tế - xã hội địa phương và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Yêu cầu:

- Các nội dung đề ra trong Kế hoạch phải bám sát các dự án thành phần trong Đề án được Thủ tướng phê duyệt.

- Lồng ghép các nội dung đề án trong chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Thực hiện theo lộ trình và đảm bảo nguồn vốn thực hiện.

- Triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo tiến độ và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số: Kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy, giới thiệu, quảng bá…

- Sưu tầm bổ sung các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Lập kế hoạch bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm.

- Hoàn thành việc lập tổng danh mục di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG:

Nội dung thực hiện đề án trong giai đoạn 2017- 2020:

1. Dự án 1: Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trong tỉnh An Giang

a. Di sản văn hóa vật thể (di vật, cổ vật; di tích) tiêu biểu của 03 dân tộc Chăm, Hoa và Khmer.

- Di tích lịch sử-văn hóa của 03 dân tộc (Chăm, Hoa, Khmer) đã được xếp hạng: 05 di tích. Trong đó:

+ Di tích của dân tộc Chăm: 01 di tích

+ Di tích của dân tộc Hoa: 01 di tích

+ Di tích của dân tộc Khmer: 03 di tích

- Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng chưa được xếp hạng của 03 dân tộc: 108 di tích. Trong đó:

[...]