Kế hoạch 2619/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 2619/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2017
Ngày có hiệu lực 23/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2619/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 23 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM KÊ, SƯU TẦM, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY, TUYÊN TRUYỀN DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/ 6 /2015;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/ NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 2356/NĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 2493/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018 - 2020, bao gồm những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số;

- Triển khai các hoạt động sưu tầm, bảo quản theo quy trình nhằm bổ sung, bảo quản tốt các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số;

- Nhận diện và xác định giá trị từ tên gọi, loại hình, chủ thể, địa điểm, không gian văn hóa, sức sống, đặc điểm và các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số; lập hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài.

2. Yêu cầu

- Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo tính xác thực, cập nhật, toàn diện và khách quan;

- Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của Đề án để bảo vệ, phát huy giá trị và giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách lâu dài, bền vững.

II. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

- 70% cán bộ các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các huyện, thị, thành có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số được tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tác nghiệp.

- Bảo tàng Hùng Vương sưu tầm bổ sung các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm (đã có hoặc mới được sưu tầm).

- Hoàn thành việc lập danh mục di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc.

- Xây dựng hồ sơ khoa học tối thiểu từ 2 đến 3 di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ để quản lý thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm 4 dân tộc tụ cư sinh sống thành làng, bản, thực hành văn hóa truyền thống: Mường, Dao, Cao Lan và H’mông.

2. Phạm vi: 05 huyện, bao gồm: Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Yên Lập.

3. Thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020.

IV. NỘI DUNG

[...]