Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 69/KH-SYT năm 2016 về bình đẳng giới của ngành Y tế Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 69/KH-SYT
Ngày ban hành 05/05/2016
Ngày có hiệu lực 05/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đặng Văn Huynh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-SYT

Hà Giang, ngày 05 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA NGÀNH Y TẾ HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Quyết định số 822/QĐ-BYT ngày 10/3/2016 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hành động về Bình đng giới của ngành Y tế giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Công văn số 911/UBND-VX ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới năm 2016;

Sở Y tế xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 của ngành y tế Hà Giang, cụ thể:

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN VÀ THỤ HƯỞNG CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

1. Đánh giá chung về thực tiễn tình hình triển khai thực hiện

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Đến nay các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, có tủ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh, có 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có sự chuyển biến tích cực và bảo đảm cho phụ nữ thực hiện tốt chức năng sinh con, nuôi dạy con và tham gia hoạt động xã hội.

Ngành y tế đã phối hợp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phong trào chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phbiến kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe dinh dưỡng, sức khỏe vị thành niên, DS-KHHGĐ, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh an toàn thực phm... đạt kết quả, hiệu quả thiết thực. 100% cơ sở y tế đã có dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và mục tiêu phòng, chng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tiếp tục được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế ký kết Chương trình phi hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thực hiện các hoạt động về công tác gia đình và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình trong đó có nội dung về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

Phối hợp với Báo Hà Giang, Đài phát thanh truyền hình Hà Giang xây dựng các chuyên mục về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình trong đó có các bài viết về nội dung bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số bài viết với thông điệp như: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là một cách thiết thực thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Tuyên truyền, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời, nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, về kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Yêu cầu 100% các cơ sở Y tế cam kết không thông báo giới tính thai nhi cho phụ nữ có thai và người thân của họ và không loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính.

Đẩy mạnh triển khai chương trình làm mẹ an toàn, thực hiện các giải pháp can thiệp phù hợp đặc biệt tại các xã khó khăn của tỉnh (cấp phát miễn phí gói đỡ đẻ sạch, đào tạo cô đỡ thôn bản).

2. Kết quả đạt được

Mục tiêu, chỉ tiêu

Kế hoạch ngành Y tế 2015

Năm 2010

Kết quả đạt được qua các năm

2011

2012

2013

2014

2015

Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Chỉ tiêu 1: Tỷ sgiới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020

109/100

104,0

104

104

106

107

108

Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020

15/100.000

48,0

34,5

49,7

44,6

29,4

27,7

Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015 và lên 50% vào năm 2020 so với năm 2010

100%

87,28

87,78

89,98

90,98

91,42

90,5

Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sng vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020

5/100

14,82

12,23

9,68

6,2

6,6

6,57

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Y TẾ TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, LAO ĐỘNG, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Đánh giá chung về thực tiễn tình hình triển khai thực hiện

Sở Y tế đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiu tình trạng bạo lực trên sở giới, giảm thiu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi. Cách thức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiu, xây dựng và tổ chức chương trình truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các sản phm truyền thông như tờ rơi, pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới.

Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ, nâng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp. Lãnh đạo nữ của các đơn vị luôn phát huy được vai trò điều hành, quản lý góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

Trong dịp Đại hội Đng các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các đơn vị đã tập trung đy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phbiến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng trong lĩnh vực chính trị phù hp với từng đơn vị và từng đối tượng.

2. Kết quả đạt được

Stt

Ch tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Ghi chú

Tng số

Nữ

Tng số

Nữ

1

Công chức, viên chức

3634

2135

4202

2611

 

2

Lãnh đạo Sở

5

2

5

1

 

3

Cán bộ cấp trưởng đơn vị, Trưởng phòng thuộc Sở

41

7

44

8

 

4

Cán bộ cấp phó đơn vị, phó trưởng phòng thuộc Sở

68

14

82

23

 

5

CB lãnh đạo trưởng khoa/phòng và tương đương

143

68

277

115

 

6

CB lãnh đạo phó trưởng khoa/phòng và tương đương

175

62

274

114

 

7

CB có trình độ Tiến sỹ/CKII

5

2

25

6

 

8

CB có trình độ Thạc sỹ/CKI

45

13

202

71

 

9

CB được cử đi đào tạo Tiến sỹ/CKII

3

1

12

4

 

10

CB được cử đi đào tạo Thạc sỹ/CKI

15

8

32

18

 

11

CB được đào tạo lý luận chính trị cao cấp

5

2

57

19

 

12

CB được đào tạo lý luận chính trị Trung cấp

43

28

90

38

 

13

CB được đào tạo quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp

0

0

01

0

 

14

CB được đào tạo quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính

17

6

47

20

 

15

CB được đào tạo qun lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên

99

33

120

42

 

16

CB được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ

298

171

645

433

 

17

Đảng viên

1073

630

1871

995

 

18

Bí thư

75

33

103

36

 

19

Phó Bí thư

84

31

92

37

 

20

Cấp ủy

128

55

180

94

 

Tng số công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành là: 4202 người, trong đó nữ là 2611, tỷ lệ nữ chiếm 62,1%

Công chức nữ tham gia lãnh đạo Sở là nữ 1/5 chiếm 20%

Công chức, viên chức nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý đơn vị, bộ phận chiếm 38,4% tổng số công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý

[...]