Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2021
Ngày có hiệu lực 15/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYỂN HÓA ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM, PHỨC TẠP VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Kế hoạch số 113/KH-BCA-V01 ngày 22/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (TTATXH) giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH là một trong nhng nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, phải được tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động đầu tư nguồn lực, phương tiện, lực lượng, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở thực hiện chuyển hóa thành công địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH thành địa bàn an toàn, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, không để hình thành “điểm nóng” phức tạp về TTATXH.

2. Thực hiện chuyển hóa địa bàn gắn với lồng ghép thực hiện xây dựng xã đin hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị; phát huy vai trò của Công an các cấp, nhất là lực lượng Công an xã chính quy trong thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn.

3. Hằng năm, tổ chức chuyển hóa đạt ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để duy trì bền vững kết quả đã đạt được, ít nhất 85% các địa bàn đã chuyển hóa không phức tạp trở lại sau chuyển hóa.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Xác định địa bàn trọng điểm

a) Địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH được lựa chọn chuyển hóa: Là địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là địa bàn cấp xã) phức tạp về TTATXH được Ban Chỉ đạo 138 tỉnh lựa chọn, quyết định tổ chức chuyển hóa. Việc xác định các loại địa bàn chuyển hóa theo các nhóm tiêu chí quy định tại mục 3 Phần II Kế hoạch số 4139/KH-UBND, ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Đán chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch s 4139/KH-UBND). Lưu ý:

- Đối với việc xác định địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH: Xác định tiêu chí dựa trên thực tiễn tình hình tội phạm ở địa phương và các nhóm tiêu chí đã quy định tại Kế hoạch số 4139/KH-UBND; địa bàn lựa chọn phải có số vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trên địa bàn tỉnh và cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trong huyện, thị xã nơi xã đó trực thuộc.

- Địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH được lựa chọn chuyển hóa không nhất thiết phải có tất cả các tiêu chí xác định địa bàn theo quy định tại Kế hoạch số 4139/KH-UBND.

- Đối với các địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì không lựa chọn để thực hiện chuyển hóa.

- Tổng số đơn vị cấp xã được xác định là trọng điểm, phức tạp về TTATXH để thực hiện chuyển hóa hằng năm không vượt quá 15% tổng số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về nhiều loại tội phạm để ưu tiên tổ chức chuyển hóa.

- Việc lựa chọn địa bàn trọng điểm để tổ chức chuyển hóa cần xác định cụ thể theo quy định tại điểm b mục 1 Phần II Kế hoạch này để tập trung thực hiện chuyển hóa.

b) Phân loại địa bàn

Căn cứ các tiêu chí nhằm xác định, lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH để phân thành 04 loại sau:

- Loại 1: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và tệ nạn xã hội.

- Loại 2: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế.

- Loại 3: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

- Loại 4: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy.

Đối với địa bàn thuộc nhóm “tiêu chí khác” tại Kế hoạch số 4139/KH-UBND và phức tạp về TTATXH thì tổ chức chuyển hóa, gắn với một trong bốn loại địa bàn trên.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Củng cố hệ thống chính trị nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền; tham mưu nòng cốt của lực lượng Công an; sự tham gia hỗ trợ, phối hp của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thở cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 cấp huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH, lồng ghép vào nội dung chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện, đưa vào một trong những tiêu chí để bình xét thi đua.

- Đối với Ban Chỉ đạo 138 tỉnh: Ban hành kế hoạch, xác định địa bàn thực hiện chuyển hóa, phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là các tổ chức đoàn thể trong phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; hỗ trợ, bảo đảm nguồn lực cho cấp huyện thực hiện có hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc địa bàn cơ sở thực hiện; định kỳ tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả tại địa bàn cơ sở.

- Đối với Ban Chỉ đạo 138 cấp huyện: Xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện địa bàn cp xã trọng đim trên địa bàn trin khai thực hiện. Khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở địa bàn được lựa chọn chuyển hóa, đặc biệt là chất lượng, năng lực trình độ cán bộ, hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó tham mưu các biện pháp củng cố, điều động, luân chuyển, bố trí sắp xếp lại cán bộ chuyên trách và không chuyên trách đáp ứng yêu cầu công tác nói chung và công tác phòng, chống tội phạm nói riêng. Tăng cường các lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xuống địa bàn cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phương tiện, kinh phí, tập huấn, hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các lực lượng trực tiếp làm công tác chuyển hóa địa bàn ở cấp cơ sở có đủ khả năng giải quyết các tình huống xảy ra.

[...]