Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 189/KH-UBND
Ngày ban hành 25/05/2021
Ngày có hiệu lực 25/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYỂN HÓA ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM, PHỨC TẠP VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; nhằm phối hợp thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 113/KH-BCA-V01 ngày 22/3/2021 của Bộ Công an về thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dụng cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; xác định rõ vai trò trách nhiệm các cấp, các ngành, đầu tư nguồn lực, phương tiện, lực lượng, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hp của cả hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở thực hiện chuyển hóa thành công địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội thành địa bàn an toàn, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, không để hình thành điểm nóng phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác này giai đoạn 2017-2020.

2. Thực hiện chuyển hóa địa bàn gắn với lồng ghép thực hiện xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị; phát huy vai trò của Công an các cấp, nhất là lực lượng Công an xã chính quy trong thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn.

3. Hàng năm, tổ chức chuyển hóa đạt ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để duy trì bền vững kết quả đã đạt được, ít nhất 85% các địa bàn đã chuyển hóa không phức tạp trở lại sau chuyển hóa.

II. NỘI DUNG

1. Xác định địa bàn trọng điểm

a) Địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyển hóa: Là địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là địa bàn cấp xã) phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp tỉnh lựa chọn, quyết định tổ chức chuyển hóa. Việc xác định các loại địa bàn chuyển hóa thực hiện theo Quyết định số 1960/QĐ-BCA-C41 ngày 08/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Đán “Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội”, trong đó lưu ý:

- Đối với việc xác định địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội: Xác định tiêu chí dựa trên thực tiễn tình hình tội phạm ở địa phương và các nhóm tiêu chí đã quy định tại Quyết định số 1960/QĐ-BCA-C41; địa bàn lựa chọn phải có số vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trong tỉnh và cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trong huyện, thị xã, thành phố nơi xã đó trực thuộc.

- Địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyển hóa không nhất thiết phải có tất cả các tiêu chí xác định địa bàn theo quy định tại Quyết định số 1960/QĐ-BCA-C41.

- Đối với các địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì không lựa chọn để thực hiện chuyển hóa.

- Tổng số đơn vị cấp xã được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội để thực hiện chuyển hóa hằng năm không vượt quá 15% tổng số đơn vị hành chính cấp xã hiện có tại mỗi địa bàn cấp huyện.

- Tập trung lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về nhiều loại tội phạm để ưu tiên tổ chức chuyển hóa.

- Việc lựa chọn địa bàn trọng điểm để tổ chức chuyển hóa cần xác định cụ thể là thuộc loại địa bàn nào (quy định tại điểm 1.2, mục 1, phần II kế hoạch này) để tập trung thực hiện chuyển hóa.

b) Phân loại địa bàn

Căn cứ các tiêu chí nhằm xác định, lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội để phân thành 04 loại sau:

Loại 1: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và tệ nạn xã hội;

Loại 2: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế;

Loại 3: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

Loại 4: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy;

Đối với địa bàn thuộc nhóm “tiêu chí khác” tại Quyết định số 1960/QĐ-BCA-C41, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội thì tổ chức chuyển hóa và gắn với một trong bốn loại địa bàn trên.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền: Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; quản lý chặt chẽ, xử lý, giúp đỡ các đối tượng thanh thiếu niên hư, có nguy cơ phạm tội và vi phạm pháp luật, đối tượng tham gia tệ nạn xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn lang thang, cơ nhỡ...

Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các ngành chức năng liên quan tchức khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, những vấn đề nổi lên liên quan đến ANTT để tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền lựa chọn và xây dựng kế hoạch chuyển hóa tại các địa bàn được chọn.

Khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở địa bàn được lựa chọn chuyển hóa, đặc biệt là chất lượng, năng lực trình độ cán bộ, hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó có biện pháp củng cố, điều động, luân chuyển, bố trí sắp xếp lại cán bộ chuyên trách và không chuyên trách đáp ứng yêu cầu công tác nói chung và công tác phòng, chống tội phạm nói riêng. Tăng cường các lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xuống địa bàn cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phương tiện, kinh phí, tập huấn, hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ của lực lượng trực tiếp làm công tác chuyển hóa địa bàn ở cấp cơ sở để có đủ khả năng giải quyết các tình huống xảy ra.

[...]