Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 75/KH-UBND
Ngày ban hành 12/05/2021
Ngày có hiệu lực 12/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 12 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYỂN HÓA ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM, PHỨC TẠP VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Kế hoạch số 113/KH-BCA-V01 ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Bộ Công an thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; xác định rõ vai trò trách nhiệm các cấp, các ngành, đầu tư nguồn lực, phương tiện, lực lượng, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở thực hiện chuyển hóa thành công địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội thành địa bàn an toàn, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, không đhình thành điểm nóng phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện chuyển hóa địa bàn gắn với lồng ghép thực hiện xây dựng xã đin hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị; phát huy vai trò của Công an các cấp, nhất là lực lượng Công an xã chính quy trong thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn.

3. Hàng năm tổ chức chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn chuyn hóa. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để duy trì bền vững kết quả đã đạt được, ít nhất 85%) các địa bàn đã chuyển hóa thành công không phức tạp trở lại sau chuyển hóa.

II. NỘI DUNG

1. Xác định địa bàn trọng điểm

1.1. Địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyn hóa: Là địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là địa bàn cấp xã) phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138) tỉnh lựa chọn, quyết định tổ chức chuyển hóa. Việc xác định các loại địa bàn chuyển hóa thực hiện theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trong đó lưu ý:

(a) Đối với việc xác định địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội: Xác định tiêu chí dựa trên thực tiễn tình hình tội phạm ở địa phương và các nhóm tiêu chí đã quy định tại Kế hoạch số 94/KH-UBND; địa bàn lựa chọn phải có số vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trong tỉnh và cao hơn tỷ lệ bình quân một xã trong huyện, thị xã, thành phố nơi xã đó trực thuộc.

(b) Địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyển hóa không nhất thiết phải có tất cả các tiêu chí xác định địa bàn theo quy định tại Kế hoạch số 94/KH-UBND.

(c) Đối với các địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì không lựa chọn để thực hiện chuyển hóa.

(d) Tổng số đơn vị cấp xã được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội để thực hiện chuyển hóa hàng năm không vượt quá 10 xã.

(e) Tập trung lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về nhiều loại tội phạm để ưu tiên tổ chức chuyển hóa.

(g) Việc lựa chọn địa bàn trọng điểm để tổ chức chuyển hóa cần xác định cụ thể là thuộc loại địa bàn nào (quy định tại điểm 1.2, mục 1, phần II kế hoạch này) để tập trung thực hiện chuyển hóa.

1.2. Phân loi địa bàn

Căn cứ các tiêu chí nhằm xác định, lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội để phân thành 04 loại sau:

Loại 1: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và tệ nạn xã hội;

Loại 2: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế;

Loại 3: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

Loại 4: Địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy;

Đối với địa bàn thuộc nhóm “tiêu chí khác” tại Kế hoạch số 94/KH-UBND, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội thì tổ chức chuyển hóa và gắn với một trong bốn loại địa bàn trên.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

(a) Củng cố hệ thống chính trị nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền; tham mưu nòng cốt của lực lượng Công an; sự tham gia hỗ trợ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thở cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ban Chỉ đạo 138 các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, lồng ghép vào nội dung chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện, đưa vào một trong những tiêu chí để bình xét thi đua.

(b) Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là các tổ chức đoàn thtrong phối hp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; hỗ trợ, đảm bảo nguồn lực cho cấp xã thực hiện có hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc địa bàn cấp xã thực hiện; định kỳ tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả tại địa bàn cơ sở.

(c) Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện địa bàn cấp xã trọng điểm trên địa bàn triển khai thực hiện. Khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở địa bàn được lựa chọn chuyển hóa, đặc biệt là chất lượng, năng lực trình độ cán bộ, hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó tham mưu có biện pháp củng cố, điều động, luân chuyn, bố trí sắp xếp lại cán bộ chuyên trách và không chuyên trách đáp ứng yêu cầu công tác nói chung và công tác phòng, chống tội phạm nói riêng. Tăng cường các lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xuống địa bàn cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phương tiện, kinh phí, tập huấn, hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các lực lượng trực tiếp làm công tác chuyn hóa địa bàn ở cấp cơ sở có đủ khả năng giải quyết các tình huống xảy ra.

[...]