Kế hoạch 6566/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới (giai đoạn 2016-2020) do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 6566/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2016
Ngày có hiệu lực 29/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Trần Văn Vĩnh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6566/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 05/7/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG TÌNH HÌNH MỚI (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)

Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến slực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân trong tỉnh hiểu biết đầy đủ, sâu sắc các nội dung giải pháp cấp bách do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Nêu cao tính tự giác, gương mẫu chấp hành và có trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền đến mọi người thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường thủy nội địa phải thể hiện được tính đa dạng, phong phú, có tính thuyết phục cao. Tập trung vào quy định của pháp luật về hoạt động vận tải, điều kiện an toàn phương tiện, người lái, an toàn bến khách ngang sông, quy tắc giao thông đường thủy.

3. Quá trình thực hiện các giải pháp, các cơ quan chức năng và chính quyn phải có kế hoạch phi hp chặt chẽ, thhiện tính kiên quyết, không khoan nhượng với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Có kế hoạch tổ chức và bố trí lực lượng hợp lý, cơ động linh hoạt nhm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

4. Phấn đấu thiết lập một bước trật tự an toàn giao thông, hàng năm đạt mục tiêu giảm ít nhất 10% tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

II. NHIỆM VỤ, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh và triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy, quy hoạch cảng, bến thủy tỉnh Đng Nai đến năm 2020.

b) Xây dựng kế hoạch phối hợp các cơ quan quản lý đường thủy nội địa của Trung ương, Công an tỉnh, các ngành liên quan và UBND các địa phương có tuyến đường thủy tiến hành thanh thải các chướng ngại vật theo quy định tại Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa, đăng, đáy, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang bảo vệ luồng, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, giải tỏa các bến thủy hoạt động không phép; kiểm tra các dự án nạo vét lung kết hợp tận thu khoáng sản, đình chỉ, xử lý đối với nhà đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường theo hồ sơ được phê duyệt, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản không phép.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và địa phương xây dựng quy chế hoạt động trong công tác quản lý, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý vận tải, đào tạo, cấp giy chứng nhận khả năng chuyên môn, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa theo phân cấp; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với chủ tàu, chủ phương tiện không thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng; siết chặt công tác đăng ký, quản lý phương tiện thủy theo quy định của pháp luật.

đ) Phối hợp Công an tỉnh và UBND các địa phương tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, trong đó tập trung xử lý vi phạm về điều kiện phương tiện, thuyền viên, tải trọng phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông; nghiêm cấm phương tiện xuất bến khi vi phạm chở quá tải trọng, quá số người quy định, thiếu các phương tiện cứu sinh cho hành khách; phối hợp các địa phương đình chỉ hoạt động các bến thủy nội địa, bến khách, các công trình trên sông không phép, không đủ điều kiện an toàn, vi phạm hành lang bảo vệ luồng, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

e) Tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tổ chức điu tiết, hướng dn phương tiện bảo đảm an toàn, phòng ngừa phương tiện va trôi trong mùa mưa lũ, nhất là an toàn đối với phương tiện chở khách ngang sông, bến khách ngang sông, bến khách trong lòng hồ Trị An, tàu khách du lịch.

g) Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường thủy nội địa đến các tầng lớp nhân dân, tập trung vào đi tượng là chủ bến, chủ phương tiện, người lái và thuyn viên.

2. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an các địa phương phối hợp với Thanh tra giao thông huy động ti đa lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, đy mạnh tun tra, tập trung xử lý vi phạm liên quan đến phương tiện thủy nội địa có nguy cơ gây tai nạn cao như chở quá vạch mn nước, quá số người quy định, thiếu trang thiết bị cứu sinh, áo phao, vi phạm quy định về điều kiện thiết bị, kỹ thuật an toàn phương tiện, điều kiện người lái, các vi phạm về quy tc giao thông đường thủy nội địa, các vi phạm trong hoạt động của tàu cao tốc, phương tiện du lịch, phục vụ vui chơi giải trí trên đường thủy.

b) Phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức các đoàn kim tra liên ngành xử lý vi phạm an toàn bến thủy, bến cảng, bến đò và phương tiện chở khách ngang sông; khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình ảnh hưởng đến luồng chạy tàu và hành lang an toàn, bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông; điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.

c) Chỉ đạo khn trương điu tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra trên địa bàn; phi hợp Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân truy tố, xét xử công khai theo quy định pháp luật. Chủ động nắm chắc tình hình trật tự xã hội trên tuyến đường thủy, phi hợp cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm công trình giao thông đường thủy; sản xuất, tiêu thụ, sử dụng bng, chứng chỉ chuyên môn giả; sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để đánh bắt thủy sản; lấn chiếm luồng gây mt trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội trên đường thủy.

d) Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường thủy nội địa. Thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020.

đ) Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải và các địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn (chuyên chở quá trọng tải đối với phương tiện thủy); hành vi xếp hàng hóa xung phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn.

e) Thực hiện phân công, phân cấp quản lý tuyến, địa bàn đường thủy giữa lực lượng chức năng của tỉnh và các địa phương, thành lập Tổ Cảnh sát đường thủy thuộc Đội Cảnh sát giao thông thành phố Biên Hòa và các huyện có hoạt động giao thông thủy phức tạp.

g) Quản lý chặt chẽ nhân, hộ khẩu mặt nước, nắm chắc tình hình, phòng chng có hiệu quả tội phạm hoạt động trên sông nước; duy trì phong trào toàn dân tham gia tgiác tội phạm và vi phạm quy định an toàn giao thông đường thủy nội địa.

h) Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh kế hoạch ứng phó sự cố trên đường giao thông thủy; sẵn sàng phương án cứu nạn, cứu hộ tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn pháp luật giao thông đường thủy đối với thuyền viên, chủ phương tiện đánh bắt thủy sản; thực hiện công tác bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện đánh bắt thủy sản; kiểm tra, giám sát người điều khiển phương tiện đánh bắt thủy sản phải thực hiện nghiêm các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt thủy, đặc biệt là vào ban đêm; tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm tàu đánh bắt thủy sản, đăng ký thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thủy sản theo thẩm quyền.

[...]