Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 146/KH-UBND
Ngày ban hành 20/08/2013
Ngày có hiệu lực 20/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 146/KH-UBND

Giang, ngày 20 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30/NQ-CP NGÀY 01/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ, CHƯƠNG TRÌNH SỐ 74-CTR/TU NGÀY 20/6/2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04/9/2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG"

Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật t, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tc giao thông”; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính ph ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ th s 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ni địa và khc phục ùn tc giao thông” và Chương trình số 74-Ctr/TU ngày 20/6/2013 ca Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chthị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI). Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch hành động cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Quán triệt, cụ th hóa các mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp của Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đưng thy nội địa và khc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị s18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" và Chương trình s74-CTr/TU ngày 20/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hin Chỉ thsố 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).

2. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm kiềm chế, giảm dn tai nạn giao thông. Hàng năm phấn đấu giảm tối thiểu 5% svụ, sngười chết và sngười bị thương vì tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh;

II. YÊU CẦU

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các cấp, các tchức hội đoàn th, tchức nghiên cứu, quán triệt thực hin nghiêm túc Chỉ thị 18-CT/TW, Nghị quyết 30/NQ-CP và Chương trình 74-CTr/TU nhm nâng cao nhn thc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và mọi tng lp nhân dân đi với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Xây dựng kế hoạch của cơ quan đơn vị mình gửi về Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực ban ATGT tỉnh) trước ngày 15/9/2013 để tổng hp báo cáo UBND tỉnh.

2. Phải coi công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục và toàn diện của các cp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trn đi với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3. Rà soát, bsung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Từng bước bảo đảm các điu kiện vtài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW, Nghị quyết 30/NQ-CP và Chương trình 74-CTr/TU;

4. Xây dựng lực lượng, làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và các địa phương đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa phương phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị và địa phương mình. Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải sát với tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; đng thi phải có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bên cạnh đó phải tích cực tham gia đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trường học và các địa phương phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong năm; trong đó phải nêu rõ slượng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật vtrật tự an toàn giao thông và hình thức xử lý của cơ quan, đơn vị và địa phương mình gửi vBan An toàn giao thông tỉnh tổng hp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 12.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa phương phải đưa việc chp hành pháp luật vtrật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn để đánh giá kết quả công tác hàng năm của cơ quan và của cán bộ, công chức, viên chức; trong đó không xem xét khen thường đối với cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. UBND tỉnh không xem xét khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị và địa phương không có kế hoạch và tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm hoặc có tình hình tai nạn tăng.

2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, huy động các cơ quan thông tin truyn thông, các tchức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền sâu rộng từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn và đến thôn, bản. Phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thng đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm trật tự an toàn giao thông là thanh, thiếu niên. Xây dựng mô hình điểm, thông báo công khai danh tính người vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, tăng cường tuyên truyền trực quan, sdụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi. Hàng năm, tchức các chiến dịch tuyên truyền theo những chủ đề như: Quy tắc giao thông đường bộ, phòng chống uống rượu bia đối với lái xe, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; quy tắc an toàn giao thông, hành lang an toàn giao thông; điu kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy chở khách; vận đng ngưi đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân...

3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành đng của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "xây dựng hệ thống kết cu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bn trthành nước công nghiệp theo hướng hin đại vào năm 2020". Thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định s 1304/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của Ủy ban dân dân tỉnh Hà Giang. Trước mt ưu tiên hoàn thành các công trình đang triển khai thi công như: Quốc lộ 279; 34; 4C; Bắc Quang - Xín Mn, đường nối tHà Giang đến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Ưu tiên nguồn vốn cải tạo ngay các “điểm đen” mất an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng xây dựng kết cu hạ tầng giao thông.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa bảo đảm đúng quy định, đặt tại nơi dễ thấy để người tham gia giao thông có điều kiện chấp hành; đồng thời giúp cho việc xử lý của các lực lượng chức năng đối với các trường hợp vi phạm hành chính hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông được thuận lợi.

4. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vtrật tự an toàn giao thông bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cht chẽ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới. Huy động tối đa các nguồn lực cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Tăng cường công tác cưng chế các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung các li là nguyên nhân tăng tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ; vi phạm nng độ cn; đi sai phần đường làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng đ xe trái quy định; tập trung vào đối tượng lái xe khách, xe chở quá tải, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, không đăng kim, thiếu dụng cụ cứu sinh, các bến khách ngang sông hoạt động trái phép. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện giao thông, hoạt động vận tải; kiên quyết đình chỉ các cơ sở, các doanh nghiệp vi phạm quy định, quy trình hoạt động. Tiếp tục thực hiện các Đán, quy hoạch quản lý vận tải nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Điu tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các hành vi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.

Tăng cường quản lý quy hoạch, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu UBND cp huyện, cp xã với công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường thủy nội địa.

[...]