Kế hoạch 655/KH-UBND về kiểm tra thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại tỉnh Bắc Giang năm 2020

Số hiệu 655/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2020
Ngày có hiệu lực 25/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Nguyễn Thị Thu Hà
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 655/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2020

 

KIỂM TRA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, THỰC HIỆN ISO, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW NGÀY 27/09/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ NĂM 2020

Thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2020 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại tỉnh Bắc Giang năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Qua kiểm tra tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá chính xác về tình hình và kết quả triển khai thực hiện cải cách hành chính, thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở, ngành và UBND cấp huyện, UBND cấp xã; phát hiện những điển hình hay để nhân rộng, đồng thời có các giải pháp khắc phục cụ thể những hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2020 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, thực hiện ISO, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2020 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phát huy hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản, điều hành công việc, cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng, khai thác Hệ thống; văn bản đi được gửi hoàn toàn bằng bản điện tử. Nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, quản lý xã hội thông qua chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho các lĩnh vực.

- Nâng cao chất lượng thông tin cung cấp trên trang tin, cổng thông tin điện tử cơ quan, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.

- Qua kiểm tra giúp người đứng đầu kiểm soát được quá trình giải quyết công việc nội bộ, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý và điều hành công việc, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phát triển kinh tế- xã hội.

- Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chính xác, khách quan và không gây trở ngại đến hoạt động của đơn vị được kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định, những kiến nghị của các Tổ kiểm tra phải được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục.

- Việc kiểm tra công tác cải cách hành chính, thực thi nhiệm vụ, công vụ; thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử là yêu cầu bắt buộc của các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị để phù hợp với định hướng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Yêu cầu các cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2020 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại cơ quan, đơn vị mình.

- Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu trước tài liệu, nắm chắc, hiểu rõ các nội dung, lĩnh vực được phân công kiểm tra. Vừa kiểm tra, vừa hướng dẫn cơ sở thực hiện đúng chỉ đạo, quy định của cấp trên.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ CCHC do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao;

2. Cải cách thủ tục hành chính;

3. Cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, trực thuộc các Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện;

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

5. Hiện đại hóa nền hành chính: Ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng ISO, hiện đại hóa công sở;

6. Xây dựng Chính quyền điện tử theo Quyết định 503/QĐ-UBND ngày 30/03/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang, phiên bản 1.0; triển khai thực hiện Kế hoạch hành động số 59/KH-UBND ngày 29/3/2019 về việc thực hiện Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; triển khai Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 14/01/2020 của Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2020 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 28/6/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết số 433-NQ/TU ngày 04/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.

7. Cải cách tài chính công.

8. Kiểm tra việc thực hiện Thông báo kết luận kiểm tra CCHC trong kỳ kiểm tra trước.

9. Cải cách thể chế: Giao Sở Tư pháp kiểm tra kết hợp với các nội dung khác của Sở, cuối năm báo cáo kết quả kiểm tra.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN KIỂM TRA

1. Quý II: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giao thông vận tải; UBND huyện Lục Ngạn.

2. Quý III: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; UBND các huyện Yên Dũng, Việt Yên.

3. Quí IV: Sở Y tế; Ban Quản lý các KCN; Công an tỉnh; UBND các huyện Lục Nam, Hiệp Hòa.

(Thời gian cụ thể sẽ có lịch thông báo đến các cơ quan, đơn vị)

IV. THÀNH PHẦN TỔ KIỂM TRA

[...]