Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 12/06/2020
Ngày có hiệu lực 12/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Văn Khánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Yên Bái, ngày 12 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 50/NQ-CP NGÀY 17/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW NGÀY 27/9/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp làn thứ tư; Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung của Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cả nước, của khu vực.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.

- Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

- Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi các chính sách có liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Triển khai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số của tỉnh

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng trên địa bàn tỉnh đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.

- Rà soát các ngành nghề kinh doanh mới được bổ sung theo quy định, hướng dẫn của Trung ương để kết hợp, lồng ghép với các cơ chế, chính sách của tỉnh để xây dựng các cơ chế, chính sách riêng để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Triển khai các cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

- Ban hành các quy định, quy chế về khai thác, sử dụng dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng và định danh số trong tỉnh.

- Rà soát, nghiên cứu, xây dựng các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Triển khai các quy định về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 -2025”.

- Thúc đẩy việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

- Rà soát, ban hành các chương trình, kế hoạch để đẩy mạnh, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả các dự án của đô thị thông minh, chính quyền điện tử của tỉnh theo chương trình, đề án đã được phê duyệt; triển khai chuyển đổi từ giao thức IPv4 (địa chỉ Internet thế hệ 4) sang IPv6 (địa chỉ Internet thế hệ thứ 6) theo lộ trình quốc gia... tiến tới Chính quyền số.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Triển khai mạng lưới thông tin băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số của tỉnh.

- Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu của tỉnh. Xây dựng, kết nối đồng bộ và thống nhất trung tâm dữ liệu của địa phương với hệ thống trung tâm dữ liệu của vùng, quốc gia; đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, khai thác và bảo vệ dữ liệu công.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả hạ tầng thanh toán số quốc gia; tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp. Triển khai thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 18/10/2019 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia và Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 21/12/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” gắn với thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược an ninh mạng quốc gia”.

- Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như là hạ tầng năng lượng và giao thông...

4. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tái cơ cấu hệ thống các đơn vị khoa học công nghệ của tỉnh theo hướng tập trung nguồn lực, ưu tiên các hoạt động tư vấn, đào tạo, nghiên cứu phát triển và chuyển giao các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiện lần thứ tư.

- Khuyến khích các trường, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

[...]