Kế hoạch 64/KH-UBND về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tỉnh Thái Bình, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2020

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 08/11/2013
Ngày có hiệu lực 08/11/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Cao Thị Hải
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Thái Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH THÁI BÌNH, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.

Căn cứ Luật Người cao tuổi được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghđịnh số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tỉnh Thái Bình, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích:

- Quán triệt, triển khai cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động Quốc gia người cao tuổi theo Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020.

- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ và đạo lý "Kính lão trọng thọ" của dân tộc.

- Tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia đầy đủ vào các hoạt động của xã hội, tiếp tục phát huy truyền thống chăm lo và kính trọng người cao tuổi, bảo đảm phát huy đầy đủ vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Yêu cầu:

- Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi là hoạt động cụ thể hóa Luật Người cao tuổi và các văn bản pháp quy của Nhà nước, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc, do đó các cấp, các ngành, mỗi gia đình, cá nhân tích cực tham gia thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các cấp, các ngành cần cụ thể hóa kế hoạch, giải pháp để tổ chức thực hiện. Các giải pháp thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phải sát với tình hình thực tế và nguồn lực của địa phương. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch.

II. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

- Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng, sức khỏe của người cao tuổi; thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường sức khe về thể chất và tinh thần của người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí.

- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; thực hiện tốt chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tui, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng.

- Đẩy mnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

a. Đến năm 2015, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình có chuyên mục dành riêng cho người cao tuổi hai ln/tháng; Báo Thái Bình mỗi tháng có một chuyên mục viết về người cao tuổi; 100% đài truyền thanh cấp huyện có chuyên mục về người cao tuổi; 100% đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền, phổ biến Luật Người cao tuổi, các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi;

b. Đến năm 2015, có 15% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sn xuất kinh doanh được hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất và tăng 50% vào năm 2020;

c. Đến năm 2015, có từ 25% đến 30% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh và phấn đấu tăng lên 80% vào năm 2020;

d. Người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng đạt 70% (năm 2015) và 100% (năm 2020);

Nâng tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi đạt 25% (năm 2015) và 90% (năm 2020);

e. Phấn đấu có 25% (năm 2015) và 80% (năm 2020) người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tui, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng;

g. Đến năm 2015 có 70% và 100% (năm 2020) người cao tuổi không phải sống trong nhà ở cấp bốn, thiếu bền vững;

[...]