Kế hoạch 4932/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 4932/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/06/2013 |
Ngày có hiệu lực | 24/06/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Nguyễn Thành Trí |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4932/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 24 tháng 6 năm 2013 |
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở ĐỒNG NAI
- Theo số liệu thống kê 06 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 176.383 người cao tuổi, chiếm 6,3 % dân số toàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là TP.Biên Hòa (44.920 người), ít nhất là huyện Vĩnh Cửu (8.950 người). Người cao tuổi ở các dân tộc ít người 47.560 người; người cao tuổi thuộc các tôn giáo khác nhau có 86.840 người. Từ 100 tuổi trở lên có 219 cụ, từ 90 đến 99 tuổi có 1.240 cụ, từ 80 đến 99 tuổi có 39.615 cụ, chủ yếu các cụ từ 60 đến 80 tuổi có 136.768 cụ. Người cao tuổi hiện đang sinh hoạt tại 1.062 chi hội và 5.305 tổ hội thuộc 171 Hội Người cao tuổi tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
- Về đời sống của Người cao tuổi: Số Người cao tuổi thuộc hộ nghèo 740 người, chiếm 0,4 % người cao tuổi; có 85.125 Người cao tuổi hưởng các khoản trợ cấp hàng tháng của nhà nước như hưu trí, mất sức, trợ cấp người có công…, chiếm 48% người cao tuổi, trong đó người hưởng lương hưu 19.217 người, người được hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng có 32.056 người.
Phát huy vai trò của người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cả về vật chất lẫn tinh thần. Tạo những điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy trí tuệ, khả năng kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai nói riêng.
- Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của người cao tuổi, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu và khả năng của người cao tuổi; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.
- Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, trong đó chú trọng về chất lượng chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi.
- Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi. Đối với người cao tuổi cô đơn, khuyết tật, dân tộc ít người, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo cần được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm giúp đỡ trong cuộc sống.
a) Tạo điều kiện để người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.
b) 100% xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn.
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng.
d) Thành lập phòng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và có khoa lão khoa tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Thống Nhất.
đ) 80% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và đài truyền thanh cấp huyện có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tháng.
e) 100% người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo (không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng) được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
g) 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát.
h) 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ người cao tuổi tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
a) Tạo điều kiện cho người cao tuổi có nhu cầu trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo được hướng dẫn khoa học kỹ thuật về con giống, cây trồng, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) 100% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4932/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 24 tháng 6 năm 2013 |
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở ĐỒNG NAI
- Theo số liệu thống kê 06 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 176.383 người cao tuổi, chiếm 6,3 % dân số toàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là TP.Biên Hòa (44.920 người), ít nhất là huyện Vĩnh Cửu (8.950 người). Người cao tuổi ở các dân tộc ít người 47.560 người; người cao tuổi thuộc các tôn giáo khác nhau có 86.840 người. Từ 100 tuổi trở lên có 219 cụ, từ 90 đến 99 tuổi có 1.240 cụ, từ 80 đến 99 tuổi có 39.615 cụ, chủ yếu các cụ từ 60 đến 80 tuổi có 136.768 cụ. Người cao tuổi hiện đang sinh hoạt tại 1.062 chi hội và 5.305 tổ hội thuộc 171 Hội Người cao tuổi tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
- Về đời sống của Người cao tuổi: Số Người cao tuổi thuộc hộ nghèo 740 người, chiếm 0,4 % người cao tuổi; có 85.125 Người cao tuổi hưởng các khoản trợ cấp hàng tháng của nhà nước như hưu trí, mất sức, trợ cấp người có công…, chiếm 48% người cao tuổi, trong đó người hưởng lương hưu 19.217 người, người được hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng có 32.056 người.
Phát huy vai trò của người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cả về vật chất lẫn tinh thần. Tạo những điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy trí tuệ, khả năng kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai nói riêng.
- Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của người cao tuổi, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu và khả năng của người cao tuổi; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.
- Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, trong đó chú trọng về chất lượng chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi.
- Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi. Đối với người cao tuổi cô đơn, khuyết tật, dân tộc ít người, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo cần được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm giúp đỡ trong cuộc sống.
a) Tạo điều kiện để người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.
b) 100% xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn.
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng.
d) Thành lập phòng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và có khoa lão khoa tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Thống Nhất.
đ) 80% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và đài truyền thanh cấp huyện có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tháng.
e) 100% người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo (không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng) được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
g) 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát.
h) 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ người cao tuổi tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
a) Tạo điều kiện cho người cao tuổi có nhu cầu trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo được hướng dẫn khoa học kỹ thuật về con giống, cây trồng, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) 100% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
d) 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh và huyện tổ chức phòng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và có khoa lão khoa;
đ) 100% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và đài truyền thanh cấp huyện có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tháng;
e) 100% người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;100% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo (không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng) được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
g) 100% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ sinh hoạt người cao tuổi tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 80% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
1. Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi
a) Tạo môi trường và điều kiện tốt để người cao tuổi được phát huy trí tuệ, khả năng và kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động, được học tập trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như các kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp để họ có thể truyền, dạy nghề lại cho thế hệ trẻ;
b) Thực hiện hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
c) Người cao tuổi gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng gia đình dòng họ hiếu học; tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia tư vấn về chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống;
d) Tổ chức các hoạt động để người cao tuổi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm; tham gia đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng chính quyền các cấp thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp và chính tổ chức hội của người cao tuổi.
2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
a) Tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với người cao tuổi và gia đình người cao tuổi;
b) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa và phòng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh ở bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi;
c) Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
d) Lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan người cao tuổi; chương trình nghiên cứu các bệnh liên quan tới tuổi già; chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.
3. Hoạt động chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần
a) Xây dựng nếp sống, tạo môi trường văn hóa phù hợp đối với người già ở nơi công cộng. Khuyến khích, duy trì mối quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của người cao tuổi ở địa phương;
c) Thực hiện các quy định về giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tích văn hóa, bảo tàng, các hoạt động thể dục thể thao; tham gia các loại hình hoạt động giao thông công cộng.
4. Hoạt động nâng cao đời sống vật chất
a) Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình, cộng đồng;
b) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội và điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát cho người cao tuổi.
5. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi
a) Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, hệ thống Đài Truyền thanh các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi; tuyên truyền Luật Người cao tuổi, đặc biệt là trách nhiệm của con, cháu trong gia đình đối với việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà; giáo dục truyền thống kính trọng, biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi cho thế hệ trẻ;
b) Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi, tăng cường an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với người cao tuổi;
c) Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống “Kính lão trọng thọ”, biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng.
a) Rà soát, đánh giá các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
b) Thí điểm và nhân rộng mô hình phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
c) Vận động người cao tuổi tham gia Hội người cao tuổi ở địa phương, tạo điều kiện để người cao tuổi được sinh hoạt, vui chơi, bày tỏ tâm tư tình cảm của mình và thuận tiện cho việc thăm hỏi, chăm sóc giữa các cụ cao tuổi với nhau được tốt hơn.
7. Hoạt động phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ nhà ở đối với người cao tuổi
a) Quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi; chuẩn hóa các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
b) Hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát.
a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác người cao tuổi các cấp; xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác người cao tuổi;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người cao tuổi và hệ thống giám sát, đánh giá 3 cấp (từ tỉnh đến xã), tổ chức điều tra quốc gia về người cao tuổi vào năm 2015 và năm 2020;
c) Nghiên cứu về vấn đề già hóa dân số và tác động của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội.
9. Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già
a) Tuyên truyền, vận động mọi người dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế; tiết kiệm chi tiêu, tích lũy cho tuổi già;
b) Tuyên truyền đến các thành viên trong gia đình có người cao tuổi chủ động tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi; học hỏi kỹ năng chăm sóc người cao tuổi;
c) Hoàn thiện cơ chế, chính sách trợ cấp, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Người cao tuổi để làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về vai trò của người cao tuổi trong đời sống xã hội, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi;
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi; đưa mục tiêu chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ ở các cấp;
3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
4. Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi;
5. Đẩy mạnh xã hội hóa về công tác chăm sóc người cao tuổi; đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực người cao tuổi; tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện Chương trình;
6. Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng người cao tuổi trên địa bàn tỉnh để nắm chắc số lượng và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách, mục tiêu của chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Đồng Nai giai 2012 - 2020.
7. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện kế hoạch chi từ ngân sách nhà nước; huy động từ các nguồn vận động, ủng hộ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động của người cao tuổi trong toàn tỉnh; chủ trì điều phối các hoạt động của kế hoạch tổ chức thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức điều tra, khảo sát người cao tuổi; theo dõi, thống kê di biến động và chất lượng người cao tuổi trên địa bàn tỉnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước;
- Chủ trì thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên và cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi theo quy định hiện hành;
- Theo dõi tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tiến độ tổ chức thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình ở các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và một số xã, phường, thị trấn theo định kỳ 06 tháng, năm…
2. Đề nghị Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan phát động trong hội viên Hội người cao tuổi ở cơ sở, Ban đại diện cấp huyện hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 và kế hoạch tổ chức thực hiện của UBND tỉnh;
- Kết hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa;
- Chỉ đạo Ban đại diện cấp huyện, Hội người cao tuổi cấp xã xây dựng kế hoạch thực hiện, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến người cao tuổi trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện tổ chức phòng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và có khoa lão khoa;
- Hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo các nội dung của kế hoạch và chương trình hành động quốc gia. Triển khai các hình thức giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người cao tuổi;
- Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương theo quy định của Luật Người cao tuổi;
- Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì việc tổ chức tuyên truyền về nội dung của chương trình hành động quốc gia và kế hoạch tổ chức thực hiện của UBND tỉnh; hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí địa phương tổ chức các chuyên đề, diễn đàn dành riêng cho người cao tuổi và vì người cao tuổi.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi còn đủ sức khoẻ tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tuyên truyền vận động và hướng dẫn người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể các hoạt động gắn liền với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững;
- Hướng dẫn các câu lạc bộ văn hóa của người cao tuổi tập trung sinh hoạt các đề tài liên quan đến người cao tuổi, kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của người cao tuổi;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan quản lý di tích, bảo tàng có bán vé và thu phí dịch vụ thực hiện giảm giá và phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, thể dục - thể thao của người cao tuổi; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao của người cao tuổi; hướng dẫn và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thể dục - thể thao cho các câu lạc bộ sức khoẻ người cao tuổi; hướng dẫn và tổ chức các cuộc hội thao dành cho người cao tuổi.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản về các hoạt động có liên quan đến công tác người cao tuổi trong giai đoạn triển khai thực hiện.
8. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối ngân sách địa phương thực hiện kế hoạch; hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
Ban hành các quy định cụ thể ưu tiên người cao tuổi trong việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách nội tỉnh về giảm giá vé, ưu tiên vị trí ngồi giúp người cao tuổi có điều kiện đi lại thuận tiện; thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia vận tải công cộng trong việc thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
11. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể
- Tổ chức tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân, hội viên tích cực hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đã được Chính phủ phê duyệt và kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi của UBND tỉnh;
- Cùng các cấp ủy, chính quyền tổ chức, tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy vai trò của mình trong đời sống hàng ngày;
- Tạo điều kiện để Hội người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn hoạt động theo các mục tiêu chương trình đề ra;
- Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, xã khi xem xét ấp - khu phố văn hóa, gia đình văn hóa cần đưa tiêu chí ấp, khu phố, gia đình thực hiện tốt Luật Người cao tuổi;
- Khuyến khích đưa vào hương ước, quy ước cộng đồng, dòng họ những tiêu chuẩn về chăm sóc tốt người cao tuổi.
12. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
- Căn cứ nội dung Chương trình và kế hoạch của UBND tỉnh, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với Chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả chương trình với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác người cao tuổi; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện chương trình; thường xuyên kiểm tra và báo cáo việc thực hiện chương trình theo quy định hiện hành;
- Là đầu mối tổng hợp các kết quả thực hiện ở cơ sở báo cáo UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Công tác triển khai, thực hiện
- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ kế hoạch chung của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình và báo cáo về Ban công tác người cao tuổi của tỉnh, thông qua cơ quan thường trực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian các đơn vị gửi kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/7/2013.
- Trên cơ sở kế hoạch của UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai rộng rãi trong các cơ quan, ban, ngành, nhân dân, hội viên Hội người cao tuổi của địa phương về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đưa chương trình thực sự đi vào cuộc sống.
2. Chế độ báo cáo, kiểm tra và tổng kết khen thưởng
- Các Sở, ban, ngành định kỳ báo cáo 06 tháng, 01 năm kết quả thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương;
- Hàng năm, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;
- Định kỳ hàng năm sơ kết một lần, 03 năm tổng kết giai đoạn 1 (2013 -2015); tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn 02 vào năm 2020. Những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch được xét khen thưởng hàng năm và nhân dịp sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Đồng Nai của UBND tỉnh./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |