Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 05/06/2017
Ngày có hiệu lực 05/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 05 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 23-CTR/TU NGÀY 28/7/2014 CỦA TỈNH ỦY NINH BÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW NGÀY 09/6/2014 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết s 33-NQ/TW khóa XI); Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/7/2014 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những quan đim, chủ trương, định hướng thể hiện quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Cụ thể hóa những nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy và tổ chức thực hiện, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.

- Việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phải gắn với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, đảm bảo khả thi; gn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị, phù hợp với điều kiện chung của tỉnh, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng văn hóa và con người Ninh Bình trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống của vùng đất Cố đô lịch sử thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Củng cố ý thức tuân thủ pháp luật, đcao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình và cộng đồng, ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng thôn, làng, khu phố và trong mỗi gia đình.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị văn hóa, phát triển văn học nghệ thuật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và tham gia nhiu hơn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; thu hẹp khoảng cách trong hưởng thụ văn hóa gia thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong tỉnh.

- Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; kế thừa phát huy các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sng truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần tạo động lực tinh thần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội xây dựng quê hương, đất nước.

2. Một số chtiêu cụ thđến năm 2020

- 85% số hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 80% số làng (thôn, xóm) đạt danh hiệu làng văn hóa; 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- 75% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 55% phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh;

- 100% số làng (thôn, xóm), tổ dân phố có nhà văn hóa - khu thể thao; xây dựng tủ sách gắn với nhà văn hóa; 80,7% số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa - khu thể thao; 100% số huyện, thành phố có nhà văn hóa thiếu nhi, có thư viện.

- 27,5% gia đình thể thao; 650 câu lạc bộ thể thao tại các cơ quan xí nghiệp, các xã, phường, thị trấn; 100% trường phổ thông tổ chức tốt hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; 7/8 huyện, thành phố có sân vận động đạt tiêu chuẩn.

- Hằng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp từ 20-25 di tích cấp tỉnh; dành kinh phí đối ứng để tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia.

- Động viên, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn tích cực sáng tác những tác phẩm có chất lượng, phản ánh trung thực, sinh động, sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Tng bước ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức, lối sống; chống các quan điểm sai trái gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng văn hóa và ổn định xã hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Phổ biến, quán triệt sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân các quan đim, đường lối, chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.

- Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về văn hóa, con người Ninh Bình với các hình thức phong phú, đa dạng góp phần củng cố, nâng cao nhận thức về văn hóa và vai trò của xây dựng văn hóa, con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Chú trọng tuyên truyền xây dựng hình ảnh con người Ninh Bình thanh lịch, sáng tạo, chăm lao động và giàu nghĩa khí, giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương con người, có hiu biết và ý thức trách nhiệm công dân.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, nhân văn, nhân ái, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, bảo vệ môi trường trong mỗi gia đình, trong các khu dân cư, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế văn hóa công sở. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, đặc điểm của khu dân cư.

[...]