Kế hoạch 625/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW; Nghị quyết 68/NQ-CP; Kế hoạch 243-KH/TU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 625/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2024
Ngày có hiệu lực 01/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 625/KH-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42-NQ/TW NGÀY 24/11/2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII; NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP NGÀY 09/5/2024 CỦA CHÍNH PHỦ; KẾ HOẠCH SỐ 243-KH/TU NGÀY 22/4/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42-NQ/TW); Kế hoạch số 19-KH/TW ngày 27/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 19-KH/TW); Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 68/NQ-CP) và Kế hoạch số 243-KH/TU ngày 22/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 243/KH-TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Nghị quyết số 42-NQ/TW, Kế hoạch số 19-KH/TW, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Kế hoạch số 243/KH-TU; tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các tổ chức trong hệ thống chính trị về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và cụ thể hoá chính sách, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW, Kế hoạch số 19-KH/TW, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Kế hoạch số 243/KH-TU; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành; phân công, phân cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đảm bảo đồng bộ, nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình của tỉnh.

- Huy động sử dụng nguồn lực đúng mục tiêu, phù hợp với khả năng của địa phương, kết hợp nguồn lực trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nước, tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng và Nhân dân trong quản lý, phát triển xã hội bền vững phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Nghệ An.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, bám sát Nghị quyết số 42-NQ/TW, Kế hoạch số 19-KH/TW, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Kế hoạch số 243/KH-TU; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai thực hiện; xây dựng chương trình, đề án chuyên ngành đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả của các tầng lớp Nhân dân.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, Kế hoạch số 19-KH/TW, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Kế hoạch số 243/KH-TU; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

II. MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

I. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Xây dựng các cơ chế, chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người dân trong tỉnh. Thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tinh thần khởi nghiệp. Phát huy hiệu quả các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân thông qua giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - thể thao, tăng mức cung ứng các dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội để tăng mức hưởng thụ, nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đảm bảo đa số người dân có việc làm bền vững, người dân được bình đẳng tiếp cận, thụ hưởng hệ thống các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, nhà ở, môi trường... nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

- GRDP bình quân đầu người khoảng 7.500 - 8.000 USD; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,5 - 1,5%/năm, vùng miền núi giảm bình quân 1,5-2,0%/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 38%; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 45 nghìn lao động, trong đó, lượng lao động tham gia làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phấn đấu đạt từ 50-70%.

- Phấn đấu lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại địa phương tham gia bảo hiểm xã hội đạt 37%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 24%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

- Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo toàn diện cả vật chất và tinh thần, có mức sống từ trung bình khá trở lên so với cộng đồng dân cư nơi cư trú.

- 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

- 100% hộ gia đình chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định; bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo.

- Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 80%. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi bảo đảm yêu cầu phổ cập mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và duy trì mức độ phổ cập đã đạt được; 95% huyện, thành, thị đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vững chắc trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế; tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 75 tuổi; đến năm 2030: đạt trên 50 giường bệnh/10.000 dân, đạt trên 15 bác sỹ/10.000 dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 12%, cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét.

- Xoá bỏ cơ bản tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt 28-32m2/người.

- 100% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; 100% trường học, trạm y tế có công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đạt 99%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn đạt 80%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 95%.

(Có biểu phụ lục 01, 02 kèm theo)

[...]