Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Kế hoạch 332-KH/TU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 230/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2024
Ngày có hiệu lực 02/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 332-KH/TU NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2024 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 19-KH/TW ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới;

Căn cứ Kế hoạch số 332-KH/TU ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 332-KH/TU ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 332-KH/TU ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Xác định rõ nội dung, trách nhiệm, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết 68/NQ-CP, Kế hoạch số 332-KH/TU đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành nắm rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Kế hoạch số 332-KH/TU để xây dựng các hoạt động triển khai phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội

a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, quán triệt thống nhất trong các cơ quan nhà nước và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

b) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ biến thông tin về việc triển khai kế hoạch của UBND tỉnh với hình thức tuyên truyền phù hợp, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đa dạng, phong phú. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách xã hội; tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội

a) Triển khai đồng bộ có hiệu quả các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách xã hội; mở rộng chính sách, đối tượng thụ hưởng theo khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách xã hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách xã hội và nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thực hiện chính sách xã hội.

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách xã hội.

c) Triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực chính sách xã hội. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Từng bước áp dụng mã số an sinh xã hội cho người dân; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành liên quan.

d) Đổi mới cơ chế huy động nguồn lực thực hiện chính sách xã hội theo hướng linh hoạt, hiệu quả; nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời huy động hợp lý nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế; tăng cường xã hội hóa và hợp tác công - tư.

3. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

a) Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người gặp khó khăn trong cuộc sống; tham mưu góp ý việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; ưu tiên chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, giáo dục, đào tạo, việc làm, vay vốn, phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người có công và thân nhân người có công. Bảo đảm người có công và gia đình người có công phải có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tích cực xây dựng, tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ. Hoàn thành cơ bản việc giải quyết tồn đọng trong chính sách người có công, nhất là công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người có công theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động

a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục; đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, hội nhập quốc tế, chú trọng trang bị các kĩ năng mềm, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại kỹ năng nghề phù hợp cho lực lượng lao động, ưu tiên tập trung các ngành nghề và kỹ năng mới, nghề trọng điểm của tỉnh; áp dụng tiêu chuẩn đào tạo theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Tăng cường định hướng nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên ngay từ bậc học phổ thông; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hóa, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thường xuyên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn,....

[...]