Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2017
Ngày có hiệu lực 05/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hồ Tiến Thiệu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản liên quan[1], UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng thị trường văn hóa và hình thành doanh nghiệp văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; khai thác các yếu tố kinh tế trong các giá trị văn hóa để phát triển thị trường văn hóa nhưng vẫn giữ vững những giá trị truyền thống và tạo ra sản phẩm văn hóa giàu bản sắc, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

- Xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, lộ trình phù hợp với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các lĩnh vực, các ngành, các cấp, gắn liền với việc quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của con người và địa danh Xứ Lạng.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả sự nghiệp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, phong phú, chất lượng cao; xây dựng được thương hiệu sản phẩm du lịch, dịch vụ văn hóa đặc thù của Lạng Sơn.

Cùng với việc tăng cường đầu tư của nhà nước, cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội đóng góp cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ chuyên môn để quản lý, điều hành các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh.

2. Mục tiêu chủ yếu

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020

- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội:

+ Doanh thu ngành du lịch văn hóa phấn đấu đạt 1.000 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành nghệ thuật biểu diễn phấn đấu đạt 01 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành quảng cáo phấn đấu đạt 32 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành điện ảnh phấn đấu đạt 02 tỷ đồng.

- Tập trung phát triển một số ngành có lợi thế như: Quảng cáo; phát thanh và truyền hình; nghệ thuật biểu diễn; triển lãm, nhiếp ảnh, du lịch văn hóa.

- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Kiến trúc; thiết kế; xuất bản; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; thủ công mỹ nghệ; phần mềm và các trò chơi giải trí; thời trang, trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030

- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 7% GDP của tỉnh và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

+ Doanh thu ngành du lịch văn hóa phấn đấu đạt 3.000 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành nghệ thuật biểu diễn phấn đấu đạt 03 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành quảng cáo phấn đấu đạt 110 tỷ đồng;

+ Doanh thu ngành điện ảnh phấn đấu đạt 06 tỷ đồng.

- Phát triển đa dạng, đồng bộ các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu, uy tín trong khu vực và quốc tế.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ