Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 46/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2012
Ngày có hiệu lực 29/03/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 Quốc hội XII; Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông tri số 06-TT/TU ngày 18/01/2012 của Thành ủy Hà Nội về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với vn đ an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới”; Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030”, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch “Triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030” như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Đến năm 2015: Triển khai các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm của Thành phố.

- Đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố.

2. Các mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đi tượng.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 85% người quản lý (bao gồm lãnh đạo các sở, ngành liên quan: lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm), 75% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

+ Đến năm 2020: 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. 100% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: Hoàn thiện hệ thống quản lý ATTP từ Thành phố đến xã, phường, thị trn; Có phòng kim nghiệm đạt chun ISO 17025; hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm và tổ chức, thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về an toàn thực phẩm. Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm về ATTP trực thuộc Chi cục ATVSTP. Tăng cường đầu tư nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan quản lý về ATTP.

- Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sn xuất, chế biến thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giy chứng nhận đ điều kiện an toàn thực phẩm; Phấn đấu 30% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thng đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt). HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000…; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.

+ Đến năm 2020: Duy trì 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 80% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000….; 70% cơ sở chế biến nông sản, 100% cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; Thành phố phê duyệt, triển khai quy hoạch và đảm bảo cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa); 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 80% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; Khuyến khích các cơ s sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

- Mục tiêu 4: Cải thiện rõ tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 75% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 85% bếp ăn tập thể được cấp giấy chng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm; 80% chợ được quy hoạch và có triển khai hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát).

+ Đến năm 2020: 85% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm; 90% chợ được quy hoạch và có triển khai hoạt động kim soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát).

- Mục tiêu 5: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Chỉ tiêu:

- Đến năm 2015: Giảm các vụ ngộ độc thực phẩm có ³ 30 người mắc/một vụ. T lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

3. Tầm nhìn năm 2030.

Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm.

[...]