Kế hoạch 588/KH-UBND năm 2022 xây dựng làng nghề Rượu Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và làng nghề sản xuất Miến Dong Côn Minh, huyện Na Rì năm 2022-2023

Số hiệu 588/KH-UBND
Ngày ban hành 16/09/2022
Ngày có hiệu lực 16/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đỗ Thị Minh Hoa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 588/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 16 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ RƯỢU BẰNG PHÚC, HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN DONG CÔN MINH, HUYỆN NA RÌ NĂM 2022 - 2023

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Căn cứ đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng làng nghề Rượu Bằng Phúc, huyện Chợ đồn và làng nghề sản xuất Miến dong Côn Minh, huyện Na Rì như sau:

I. THỰC TRẠNG NGHỀ TẠI XÃ BẰNG PHÚC VÀ CÔN MINH

1. Tại xã Bằng Phúc

- Nghề nấu rượu được phổ biến tại 9/9 thôn với 300/626 hộ trực tiếp nấu rượu theo phương pháp truyền thống, thủ công, nhỏ lẻ từ nhiều năm nay, tập trung nhiều nhất ở các thôn: Nà Bay, Nà Pài, Bản Khiếu, Nà Hồng, Bản Chang, Nà Quân.

- Sản lượng rượu sản xuất đạt 209.130 lít/tháng tương đương hơn 6.000 lít/ngày; số lượng lao động tham gia vào hoạt động nấu rượu là 791 người.

- Nghề phụ: 100% các hộ nấu rượu tận dụng bã rượu để chăn nuôi lợn, trung bình mỗi năm nuôi 3 lứa, với tổng số lượng khoảng 4.911 con/lứa. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình.

- Trong số hộ nấu rượu có 92/300 hộ có đăng ký kinh doanh, chiếm 30,67%; có 129/300 hộ có Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (hoặc bản cam kết sản xuất đảm bảo ATVSTP) chiếm 43,0%.

- Doanh thu từ hoạt động nấu rượu và chăn nuôi lợn của các hộ ước đạt 65.131,28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của người trực tiếp sản xuất rượu từ 4 - 5 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất.

- Tại thôn Nà Pài có 02 Hợp tác xã sản xuất kinh doanh rượu đã có sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh là HTX rượu men lá Thanh Tâm và HTX rượu men lá Bằng Phúc.

- Về công tác bảo vệ môi trường: Nghề nấu rượu và đặc biệt là việc phát triển chăn nuôi lợn đã thải ra môi trường một lượng chất thải không nhỏ từ quá trình nấu rượu (nước thải sau khi ngâm gạo, nước thải trong quá trình chưng cất; khí thải, bụi, nhiệt độ, than tro do sử dụng củi đốt để nấu và chưng cất; một phần bã rượu không sử dụng hết) và hoạt động chăn nuôi (phân lợn, thức ăn thừa và nước rửa chuồng). Hiện nay việc thu gom nước thải từ hoạt động nấu rượu được thu gom bằng hệ thống mương rãnh và tự ngấm, tự tiêu; chất thải và nước thải từ hoạt động nuôi lợn chưa được thu gom xử lý triệt để, chỉ có 81/300 hộ có hệ thống Bioga chiếm 27,0%, còn lại các hộ thu gom bằng hố phân để tự tiêu, tự ngấm hoặc phục vụ hoạt động trồng trọt; cơ sở hạ tầng của xã còn kém về nhiều mặt.

- Kết quả rà soát đối chiếu với quy định về công nhận làng nghề, làng nghề nấu rượu xã Bằng Phúc cơ bản đã đạt 02/03 tiêu chí đó là: Tiêu chí có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (toàn xã có 300/626 hộ trực tiếp nấu rượu, đạt 47,92%); tiêu chí có ít nhất 02 năm hoạt động liên tục (hoạt động nấu rượu tại xã Bằng Phúc có từ lâu đời và được duy trì liên tục cho đến nay).

Chưa đạt 01/03 tiêu chí là: Chưa đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật, cụ thể:

+ Chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm: Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn.

+ Chưa có Phương án bảo vệ môi trường làng nghề bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chưa thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề hoạt động theo quy chế do Ủy ban nhân dân xã ban hành.

2. Tại xã Côn Minh

- Nghề sản xuất miến dong trên địa bàn xã có 65/682 hộ làm miến dong, đạt

9,5% tổng số hộ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của 65 hộ ổn định 05 năm liên tục. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có phương án bảo vệ môi trường, đăng ký môi trường đối với sản phẩm miến dong.

Vì vậy, xét theo tiêu chí công nhận Làng nghề miến dong Côn Minh đạt 1/3 tiêu chí, do đó không đủ điều kiện công nhận làng nghề.

- Kết quả rà soát Làng nghề miến dong tại cụm thôn, gồm (04 thôn): Thôn Bản Cào, Bản Cuôn, Nà Làng và Chợ B:

+ Có 48/221 hộ làm miến dong (chiếm 21%), trong đó: Thôn Bản Cào có 24/56 hộ, thôn Bản Cuôn có 6/47 hộ, thôn Nà Làng 9/35 hộ, Chợ B có 9/83 hộ; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định 05 năm liên tục; các hộ đã ký cam kết bảo vệ môi trường, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định.

Vì vậy, xét theo tiêu chí công nhận làng nghề, cụm 04 thôn này đạt 2/3 tiêu chí, do đó chưa đủ điều kiện công nhận làng nghề. UBND huyện Na Rì đề xuất thực hiện xây dựng Làng nghề tại cụm 04 thôn, gồm: Thôn Bản Cào, Bản Cuôn, Nà Làng, Chợ B, xã Côn Minh.

3. Đánh giá chung

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ