Kế hoạch 5807/KH-UBND năm 2021 triển khai nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 5807/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2021
Ngày có hiệu lực 16/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5807/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Quyết định số 946/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

a) Cụ thể hóa nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây viết tắt là Quy hoạch tỉnh) để Cơ quan lập Quy hoạch tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư), các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, xây dựng Quy hoạch tỉnh đảm bảo thời gian, tiến độ và chất lượng. Đồng thời, bảo đảm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh đối với công tác lập Quy hoạch tỉnh.

b) Phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện cụ thể để các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện, đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

2. Yêu cầu:

a) Việc lập Quy hoạch tỉnh phải phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ và các quy định có liên quan; thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, nội dung và giải pháp thực hiện quy hoạch; đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước và nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Việc lập Quy hoạch tỉnh, lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cần được tiến hành khẩn trương, đảm bảo chất lượng, đồng bộ, thống nhất, sát thực tế và yêu cầu phát triển, đáp ứng các quy định về thời gian, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và trình phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn; tham khảo, tham vấn thường xuyên với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình thực hiện.

c) Yêu cầu các Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải xác định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng; trực tiếp chỉ đạo, tham gia lập Quy hoạch tỉnh, bố trí sắp xếp nhân lực có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để đảm bảo thực hiện hiệu quả.

II. Trình tự lập quy hoạch tỉnh:

1. Triển khai công tác lập quy hoạch tỉnh:

a) Lựa chọn đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu phục vụ lập Quy hoạch tỉnh.

c) Xây dựng cơ sở nội dung lập Quy hoạch tỉnh (phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất; hiện trạng hệ thống giao thông, hệ thống đô thị, nông thôn; xây dựng quan điểm mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển; xây dựng phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; xây dựng và lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội).

d) Xây dựng các nội dung, đề xuất, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (mức độ chi tiết tích hợp một số nội dung quy hoạch tỉnh thực hiện theo Văn bản số 373/BKHĐT-QLQH ngày 22/01/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

2. Xây dựng Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:

a) Lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

b) Xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

c) Tổ chức xin ý kiến; trình cấp có thẩm quyền thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

d) Hoàn thiện Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

3. Tổ chức lấy ý kiến tham gia Quy hoạch tỉnh:

a) Lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các huyện, thành phố và cộng đồng dân cư trong tỉnh; lấy ý kiến các tỉnh trong vùng, liền kề và các Bộ, ngành Trung ương.

b) Hội nghị xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

c) Hội nghị xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng lập Quy hoạch tỉnh; các thành viên UBND tỉnh.

4. Trình Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh để tổ chức thẩm định quy hoạch.

5. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Quy hoạch tỉnh.

[...]