Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025” năm 2024
Số hiệu | 58/KH-UBND |
Ngày ban hành | 30/01/2024 |
Ngày có hiệu lực | 30/01/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Giàng Thị Dung |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về ban hành các Dự án thực hiện Đề án 07-ĐA/TU; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án 07- ĐA/TU giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 07-ĐA/TU năm 2024, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thống nhất trong nhận thức, hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương; các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
- Huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án số 07-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới” trong năm 2024.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng các mục tiêu nhiệm vụ Đề án năm 2024 phù hợp, khả thi, theo lộ trình thực hiện của Đề án số 07-ĐA/TU; triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; lồng ghép với hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh.
- Phân công nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, các huyện/thị xã/thành phố; các cơ quan, đơn vị cần có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; các giải pháp đưa ra cần phù hợp với thực tế mỗi địa phương; tham mưu UBND tỉnh thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Đề án trong năm 2024.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; kịp thời đề xuất giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai từng bước hoàn chỉnh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế. Tăng cường công tác quản lý, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch lớn và vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng; phấn đấu giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh, tật. Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế- dân số; phát triển các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2024
- Đạt 45,7 giường bệnh; 14,5 bác sỹ và 3,5 dược sỹ đại học/vạn dân.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi còn dưới 24,4%; SDD thể nhẹ cân còn dưới 13,7%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,2%.
- Tuổi thọ trung bình: 73,5 tuổi.
- Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 97% dân số.
- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; Giảm tỷ suất tử vong: trẻ dưới 5 tuổi còn <19 ‰; dưới 1 tuổi còn ≤ 13‰.
- Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%; tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm đạt trên 80%; 146/152 (96%) xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tỷ số giới tính khi sinh là dưới 112 trẻ nam/100 trẻ nữ; tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 51%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 58%. Tỷ lệ người cao tuổi được quản lý, khám sức khoẻ định kỳ đạt 64%.
- Số ca ngộ độc thực phẩm cấp tính được báo cáo trên 100.000 dân còn dưới 08 ca.
- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về ban hành các Dự án thực hiện Đề án 07-ĐA/TU; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án 07- ĐA/TU giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 07-ĐA/TU năm 2024, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thống nhất trong nhận thức, hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương; các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
- Huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án số 07-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới” trong năm 2024.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng các mục tiêu nhiệm vụ Đề án năm 2024 phù hợp, khả thi, theo lộ trình thực hiện của Đề án số 07-ĐA/TU; triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; lồng ghép với hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh.
- Phân công nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, các huyện/thị xã/thành phố; các cơ quan, đơn vị cần có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; các giải pháp đưa ra cần phù hợp với thực tế mỗi địa phương; tham mưu UBND tỉnh thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Đề án trong năm 2024.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; kịp thời đề xuất giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai từng bước hoàn chỉnh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế. Tăng cường công tác quản lý, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch lớn và vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng; phấn đấu giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh, tật. Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế- dân số; phát triển các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2024
- Đạt 45,7 giường bệnh; 14,5 bác sỹ và 3,5 dược sỹ đại học/vạn dân.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi còn dưới 24,4%; SDD thể nhẹ cân còn dưới 13,7%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,2%.
- Tuổi thọ trung bình: 73,5 tuổi.
- Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 97% dân số.
- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; Giảm tỷ suất tử vong: trẻ dưới 5 tuổi còn <19 ‰; dưới 1 tuổi còn ≤ 13‰.
- Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%; tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm đạt trên 80%; 146/152 (96%) xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tỷ số giới tính khi sinh là dưới 112 trẻ nam/100 trẻ nữ; tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 51%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 58%. Tỷ lệ người cao tuổi được quản lý, khám sức khoẻ định kỳ đạt 64%.
- Số ca ngộ độc thực phẩm cấp tính được báo cáo trên 100.000 dân còn dưới 08 ca.
- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.
Tiếp tục ổn định hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế, cụ thể: 03 cơ quan quản lý nhà nước về y tế (gồm: Sở Y tế, Chi cục Dân số- KHHGĐ, Chi cục An VSTP; có 27 đơn vị sự nghiệp trong đó:
- Tuyến tỉnh: 05 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng.); 05 trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh (Kiểm soát bệnh tật, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch Y tế quốc tế, Pháp Y, Giám định Y khoa.
- Tuyến huyện: có 08 bệnh viện và 09 trung tâm y tế huyện/thị xã/TP (Trung tâm y tế huyện Si Ma Cai thực hiện đa chức năng KCB, dự phòng, DS). Có 18 PKĐKKV trực thuộc BVĐK huyện.
- Tuyến xã: Có 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trực thuộc trung tâm y tế tuyến huyện.
- Ổn định tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các đơn vị y tế. Tiếp tục phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng mở rộng quy mô, chuyên sâu; thành lập, mở rộng các khoa, phòng chuyên môn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; tiếp tục thực hiện các nội dung về phân cấp, đổi mới công tác quản lý về tổ chức bộ máy, tài chính lĩnh vực y tế. Tăng cường KCB từ xa, KCB theo yêu cầu.
- Tiếp tục củng cố, phát triển và thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động mạng lưới y tế; tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở; bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ y tế xã; duy trì luân phiên bác sỹ về hoạt động tối thiểu 2 ngày/tuần; bổ sung nhân viên y tế cho các thôn bản còn thiếu.
- Tham mưu thực hiện Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí Thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao năng lực hoạt động y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế (Dự án 2)
2.1. Đầu tư cơ sở vật chất
Tiếp tục phối hợp tham mưu, giám sát việc triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị y tế.
a) Các dự án đã và đang triển khai
- Tuyến tỉnh:
+ Xây BVĐK tỉnh giai đoạn 2 (do Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư).
+ Xây nhà điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Sản Nhi từ nguồn vốn vay quỹ đầu tư và phát triển tỉnh(do Bệnh viện Sản nhi làm chủ đầu tư).
+ Xây nhà đặt bồn ô xy cao áp Bệnh viện Phục hồi chức năng.
- Tuyến huyện:
+ Tiếp tục các hoàn thiện BVĐK huyện Mường khương: Hệ thống khí y tế (Do Ban Quản lý dự án đầu tư XD tỉnh là chủ đầu tư; Hệ thống nội thất ( Do UBND huyện làm chủ đầu tư); Bổ sung trang thiết bị y tế (Do BVĐK huyện Mường Khương làm chủ đầu tư).
+ Tiếp tục các dự án xây mới các BVĐK huyện Văn Bàn; Bắc Hà; Bát Xát; Bảo Yên.
+ Xây BVĐK huyện Bảo Thắng giai đoạn II.
+ Xây mới TTYT các huyện: Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát, Si Ma Cai.
+ Sửa chữa, nâng cấp các PKĐKKV Cán cấu, Sín Chéng (Si Ma Cai), Thanh phú (Sa Pa), Phong Hải (Bảo Thắng)
- Tuyến xã:
+ Xây mới trạm y tế xã Lùng phình.
b) Các dự án chuẩn bị đầu tư
Giao Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện/thị xã/TP tham mưu đầu tư các đơn vị y tế đã xuống cấp:
- Xây mới Bệnh viện Phục hồi chức năng giai đoạn II.
- Xây mới Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế.
- Nâng cấp BVĐK thị xã Sa Pa (giai đoạn II).
- Xây kè, tường bao Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết.
- Xây mới Bệnh viện khu vực Bảo Hà (Nâng cấp PKĐKKV Bảo Hà) huyện Bảo Yên.
2.2. Mua sắm trang thiết bị y tế
- Tiếp tục mua sắm trang thiết bị y tế bệnh viện tuyến huyện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền hỗ trợ chương trình (56 tỷ);
- Mua sắm TTB y tế từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2024 ( theo Quyết định 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai).
- Các đơn vị y tế tiếp tục bổ sung trang thiết bị từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp; đầu tư cho trạm y tế đảm bảo đủ danh mục theo Thông tư số 28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế quy định danh mục TTB tối thiểu của trạm y tế tuyến xã.
- Rà soát, điều chuyển, xử lý các TTB cho công tác phòng chống COVID-19, các trang thiết bị cho, biếu, tặng để quản lý theo đúng quy định của Pháp luật.
2.3. Phát triển y tế tư nhân, y tế trường học, y tế doanh nghiệp
- Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế tư nhân hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật, góp phần vào công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Các cơ sở giáo dục, nhà trường kiểm tra, củng cố hệ thống y tế trường học theo đúng quy định.
- Tổ chức y tế cơ quan, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát lực lượng công nhân, người lao động, lực lượng cán bộ y tế và triển khai thực hiện theo đúng Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
2.4. Xây dựng Tiêu chí y tế, bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới (NTM) nâng cao
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; căn cứ Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030; Sở Y tế, UBND các huyện tập trung chỉ đạo việc nâng cấp cơ sở vật chất, TTB, nguồn nhân lực y tế cơ sở, nâng cao chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin phấn đấu hoàn thành các tiêu chí y tế theo quy định của Chính phủ.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị, của toàn xã hội về chăm sóc, nâng cao sức khoẻ; xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam.
- Quan tâm bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn, biên giới, vùng sâu. Thực hiện quản lý sức khỏe điện tử người dân (>90%); quản lý sức khoẻ người cao tuổi, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; sàng lọc và quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã.
- Thực hiện hiệu quả các chương trình y tế, bảo đảm cung ứng vắc xin, nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng. Phổ biến chế độ dinh dưỡng hợp lý; bổ sung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi. Thực hiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm (ATTP); đánh giá nguy cơ, kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm ATTP.
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý; giảm tiêu thụ và giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa; an toàn giao thông, an toàn lao động, ...
- Tăng cường công tác y tế học đường, triển khai các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khoẻ, bảo đảm nguồn nước sạch. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, hợp vệ sinh.
4. Phát triển y tế dự phòng, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm người dân trong phòng chống dịch bệnh; không chủ quan, lơ là với dịch bệnh; đặc biệt là nguy cơ quay trở lại của dịch COVID-19. Cảnh giác với dịch bệnh nguy hiểm lây truyền qua biên giới, cửa khẩu, khu du lịch; chủ động sẵn sàng các phương án, bảo đảm về nhân lực, vật lực đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra.
- Thường xuyên tuyên truyền về thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, ăn sạch, ở sạch, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng.
- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế; xây dựng kế hoạch phòng, chống các bệnh Lao, phong, sốt xuất huyết, sốt rét, HIV/AIDS, cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Thường xuyên sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, thuốc, hóa chất cho phòng chống dịch bệnh và thiên tai thảm họa; thực hiện nghiêm công tác thông tin, báo cáo dịch theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Y tế.
- Tăng cường hệ thống tiêm chủng phòng chống dịch bệnh cho trẻ em, phụ nữ có thai; khuyến khích hệ thống tiêm chủng XHH (phòng tiêm sapo) triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; tiếp tục công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Củng cố, phát triển và thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động mạng lưới y tế; tăng cường nhân lực, bố trí hợp lý, phấn đấu tăng số bác sỹ định biên trạm y tế; các trạm không có bác sỹ bố trí luân phiên tăng cường. Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực, bổ sung nhân viên y tế bản cho 100% các thôn trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích phát triển cơ sở y tế dự phòng ngoài công lập, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chương trình kết hợp quân dân y.
5. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
- Tăng cường năng lực hệ thống KCB, phục hồi chức năng, đảm bảo người dân thuận tiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tăng cường kết hợp YHCT với y học hiện đại trong KCB, phục hồi chức năng; quan tâm KCB cho các đối tượng chính sách.
- Thực hiện hiệu quả chương trình hợp tác y tế của UBND tỉnh với các bệnh viện tuyến trên (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện TW quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Phổi Trung ương), thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế về luân phiên cán bộ chuyên môn cho tuyến dưới.
- Tăng cường chuyển giao kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế; đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai đồng bộ, liên thông các phần mềm về quản lý bệnh viện (HIS), chuyển tải hình ảnh (RIS, PACS), bệnh án điện tử (EMR). Thực hiện đúng các quy định chuyên môn, hướng dẫn, phác đồ chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế; các quy định về KCB BHYT; nâng cao chất lượng dịch vụ, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới. Đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử.
- Thực hiện tốt công tác KCB theo 3 tuyến (Tuyến tỉnh KCB chất lượng cao, tuyến huyện KCB cơ bản, tuyến xã KCB ban đầu). Tiếp tục tham mưu nâng cấp TTB phục vụ công tác KCB; có phương án bố trí buồng bệnh, trang thiết bị, phát huy cơ sở vật chất đã được đầu tư nâng cấp phục vụ bệnh nhân; quan tâm nâng cao năng lực các PKĐK khu vực và trạm y tế. Tăng cường KCB từ xa, KCB theo yêu cầu; đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết công – tư; khuyến khích phát triển y tế tư nhân.
- Tăng cường giáo dục y đức, đổi mới phong cách, tinh thần thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về y đức; đề cao trách nhiệm cá nhân và tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra thực thi chức trách công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các sở, ngành, các huyện/thị xã/thành phố vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
6. Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực dược
- Thực hiện công tác đấu thầu mua sắm thuốc đúng theo quy định; bảo đảm thuốc đủ, có chất lượng, giá hợp lý cho hoạt động các cơ sở y tế và người bệnh; sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng và duy trì áp dụng thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc”, “thực hành tốt phân phối thuốc” tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập.
- Duy trì và tăng cường thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc”, “thực hành tốt phân phối thuốc”, “thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”, tăng cường hoạt động kết nối liên thông dữ liệu dược trong các cơ sở bán buôn thuốc, các nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế. Khuyến khích phát triển quy mô hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, dược phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dược; khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện thuốc giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Phát triển dịch vụ kỹ thuật y tế
- Thực hiện tốt các dịch vụ y tế theo tuyến kỹ thuật; tiếp nhận và thực hiện thành thạo một số kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu từ các bệnh viện tuyến trên; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện; các bệnh viện phấn đấu tăng từ 5-15 % danh mục so với năm 2023. Tiếp tục triển khai có hiệu quả triển khai hiệu quả các chương trình liên kết với các bệnh viện tuyến trung ương, Đề án 1816 của Bộ Y tế;
- Phát triển dịch vụ theo yêu cầu của nhân dân theo đề án đã được phê duyệt, đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết công - tư; khuyến khích phát triển y tế tư nhân. Phát triển dịch vụ phòng bệnh, CSSK ban đầu, duy trì tiêm chủng vắc xin dịch vụ, quản lý sức khỏe định kỳ cho cán bộ, viên chức và người lao động, khám bệnh nghề nghiệp vệ sinh, quan trắc môi trường.
8. Tăng cường công tác bảo đảm ATTP
Nâng cao năng lực trong quản lý nhà nước về bảo đảm ATTP; tăng cường tập huấn về kiến thức, kỹ năng điều tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm, test nhanh, phát hiện, xử lý kịp thời nguy cơ ngộ độc thực phẩm; phối hợp tốt giữa các ngành, các địa phương trong công tác bảo đảm ATTP.
- Tăng cường truyền thông về ATTP với nhiều hình thức phù hợp với từng vùng, dân tộc; kết hợp giữa truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh trong các nhà trường; xây dựng và nhân bản các ấn phẩm (Tờ rơi, Pa no, băng đĩa) cho công tác truyền thông về ATTP.
Thẩm định, cấp phép hoạt động cho cơ sở; kiểm tra chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm việc chấp hành các quy định của nhà nước về bảo đảm ATTP; chú ý kiểm soát thực phẩm qua biên giới; phấn đấu giảm số vụ ngộ độc, giảm tỷ ca mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính/100.000 dân; không để vụ ngộ độc thực phẩm lớn, nghiêm trọng xảy ra.
- Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong điều tra, xử lý, lấy mẫu kiểm nghiệm, thực hiện test nhanh trong phát hiện sớm chẩn đoán, xử lý kịp thời các nguy cơ ngộ độc thực phẩm; quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, hạn chế thấp nhất ngộ độc và tử vong do ngộ độc thực phẩm.
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
- Tham mưu xây dựng các kế hoạch của UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện đảm bảo hiệu quả; lồng ghép các nội dung về dân số vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các trường, cơ sở đào tạo trong tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2024, tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 65,5 năm.
- Tăng cường truyền thông, vận động thực hiện công tác dân số trong tình hình mới; duy trì hiệu quả tỷ lệ giảm sinh, tiếp tục chuyển trọng tâm từ công tác kế hoạch hoá gia đình sang công tác dân số và phát triển.
- Đổi mới, đa dạng các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp từng nhóm đối tượng; đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung khai thác phát triển những lợi thế của CNTT và các loại hình truyền thông mới. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan truyền thông về thực hiện chính sách dân số; truyền thông hưởng ứng nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6); Ngày Dân số Thế giới (11/7); Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12)…
- Giáo dục dân số, giới tính, chăm sóc SKSS/KHHGĐ thông qua hình thức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường chuyên nghiệp, các trường phổ thông trung học trên địa bàn toàn tỉnh. Tỷ lệ thanh niên, vị thành niên (từ 15 trở lên) được tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn: 25%.
b) Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai, nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh.
- Đặt dụng cụ tử cung dự kiến 7.000 ca, đình sản: 120 ca, cấy thuốc tránh thai: 500 ca, tiêm thuốc tránh thai: 6.000 ca, trợ cấp tai biến do sử dụng các biện pháp tránh thai thất bại.
- Tiếp tục thực hiện chính sách dân số và phát triển kéo dài từ giai đoạn 2016-2020; tiếp tục xây dựng, trình hội đồng nhân dân tỉnh. Phấn đấu duy trì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai 70%; Giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,3‰/năm; duy trì tỷ số giới tính khi sinh <112 trẻ trai/100 trẻ gái; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%.
- Tiếp tục thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai năm 2024.
- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác dân số và phát triển, thực hiện tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản tại địa bàn thành phố và vùng nông thôn phát triển theo đề án của Bộ Y tế; huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác dân số và phát triển.
c) Đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số
- Đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc, nâng cao chất lượng giống nòi: Tư vấn, giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ....
- Tầm soát các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Sàng lọc trước sinh, dự kiến năm 2024 là 51%; sàng lọc sơ sinh dự kiến năm 2024: 58%.
- Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn khám sức khỏe trước hôn nhân cho thanh niên, vị thành niên trên địa bàn tỉnh đặc biệt tại khu vực xã vùng III đông đồng bào dân tộc thiểu số, các xã có tỷ lệ tảo hôn, có số trẻ sinh ra là con của phụ nữ dưới 20 tuổi cao, có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
+ Duy trì mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn. Tổ chức truyền thông tư vấn về khám sức khỏe trước kết hôn tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố; tuyên truyền tại xã, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình huyện về nâng cao chất lượng dân.
- Tiếp tục triển khai các mô hình về giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các xã, đặc biệt quan tâm xã có nhiều dân tộc thiểu số và có dấu hiệu mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Quản lý, tư vấn, khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho người cao tuổi tại cộng đồng. Sàng lọc phát hiện, chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật. Tổ chức khám, quản lý hồ sơ chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế cho người cao tuổi, dự kiến khám định kỳ trong năm là 64%, quan tâm đến người cao tuổi là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
d) Nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện chương trình
- Duy trì tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác dân số các cấp, nhất là tuyến xã, thôn bản về quản lý chương trình, thu thập cập nhật thông tin, thực hiện báo cáo thống kê chuyên ngành, sức khỏe sinh sản cộng đồng.
- Hỗ trợ và khuyến khích đối với cá nhân, cộng đồng thực hiện tốt chính sách dân số; hỗ trợ thù lao cho CTV dân số tại các tổ dân phố và tại thôn bản, không có y tế thôn bản.
đ) Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, hỗ trợ cộng tác viên dinh dưỡng; quan tâm các đối tượng thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.
10. Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế (Dự án 3)
a) Đào tạo, phát triển, sử dụng hiệu quả nhân lực y tế
- Tăng cường đào tạo từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi, bảo đảm tính đồng bộ trên các lĩnh vực chuyên khoa; Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ y tế có trình độ đại học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ công tác ổn định lâu dài. Phấn đấu đạt 14,5 bác sỹ và 3,5 dược sỹ đại học/vạn dân.
- Đào tạo đại học, sau đại học: Đào tạo dự kiến 45 bác sỹ sau đại học, đào tạo 10 dược sỹ đại học, sau đại học.
- Tuyển dụng: Dự kiến tuyển dụng: 100, trong đó dự kiến bác sỹ: 40, còn lại là đào tạo, tuyển dụng bổ sung điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên...
- Đào tạo nâng cao, tập huấn kiến thức theo Thông tư số 26/2020/TT- BYT ngày 28/12/2020 của Bộ Y tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, đảm bảo 48 tiết/2 năm liên tiếp đối với người hành nghề khám chữa bệnh hoặc 120 tiết/ 5 năm liên tiếp đối với người đang làm việc tại các cơ sở y tế ngoài lĩnh vực khám chữa bệnh.
- Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả Chương trình hợp tác y tế với các bệnh viện tuyến trên, Đề án 1816 về “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”, Đề án 585 về thí điểm đưa bác sỹ trẻ, tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (ưu tiên các huyện nghèo) của Bộ Y tế.
b) Thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo của tỉnh trong tình hình m ới giai đoạn đến 2025
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 ban
hành kèm theo Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai. Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, dược có trình độ sau đại học, khuyến khích bác sỹ trở lên về làm việc tại y tế cơ sở.
- Tiếp tục thực hiện chính sách luân phiên cán bộ y tế tuyến trên về tuyến dưới làm việc 2 buổi/ tuần tại các xã thuộc vùng II, vùng III.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong y tế
Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, triển khai đồng bộ các hệ thống phần mềm trong quản lý sức khỏe điện tử người dân, phần mềm quản lý bệnh viện, chuyển tải hình ảnh, phần mềm bệnh án điện tử tại các bệnh viện. Triển khai hệ thống thông tin y tế cơ sở tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế.
Kết nối liên thông dữ liệu, hình thành mạng lưới thông tin ngành y tế đồng bộ, thông suốt góp phần phục vụ người dân và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành. Đẩy mạnh cả cách hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, người bệnh tiếp cận các dịch vụ và phát triển các dịch vụ lĩnh vực y tế đảm bảo thuận lợi, nhanh, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền; phát huy sự tham gia của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án; nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Ủy ban MTTQVN, các đoàn thể và cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Tăng cường quản lý nhà nước công tác khám chữa bệnh trong và ngoài công lập; quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh thuốc, hóa chất, vật tư y tế; đảm bảo phát huy sức mạnh tổng thể các loại hình kinh doanh, doanh nghiệp lĩnh vực y tế, dân số TTB, dược, góp phần chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh. Có các chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách y tế- dân số.
2. Đẩy mạnh truyền thông - giáo dục sức khỏe
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác TT-GDSK với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với từng vùng, dân tộc thiểu số.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các huyện/thị xã/thành phố trong TT-GDSK; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng đội ngũ cán bộ truyền thông; sử dụng hiệu quả y tế thôn bản trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế, dân số
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế; Kéo dài chính sách hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020; chính sách khám sức khoẻ cán bộ, chính sách hỗ trợ HIV/AIDS... Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và trình sửa đổi chính sách công tác dân số và phát triển giai đoạn đến 2030.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; hoàn thiện, bổ sung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế bảo đảm thực hiện đúng pháp luật.
4. Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế
- Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số...
- Ưu tiên bố trí ngân sách, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước. Tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, lĩnh vực phong, lao, tâm thần...
- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác công – tư trong khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Từng bước thực hiện chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia BHYT; đẩy nhanh lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
- Từng bước triển khai cơ chế thuê chuyên gia, người có trình độ chuyên môn cao về thực hiện các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế - dân số
- Đẩy mạnh XHH đầu tư cơ sở vật chất, TTB các đơn vị y tế; các hình thức liên danh liên kết, cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây Nhà điều trị theo yêu cầu tại Bệnh viện Sản nhi từ vốn vay Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh.
- Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, phát triển cơ sở cung ứng thuốc, ưu tiên phát triển cơ sở chế biến dược liệu, thuốc đông y.
- Vận động nhân dân tự giác tham gia các phong trào vệ sinh, rèn luyện thân thể, phòng bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; tăng cường sử dụng thuốc YHCT dân tộc. Tích cực, chủ động tham gia BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
6. Chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển
- Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Lập dự án, kêu gọi, vận động các nguồn lực từ các dự án quốc tế (ODA, NGO), khối doanh nghiệp và cộng đồng, hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.
- Hợp tác trong đào tạo nâng cao năng lực cán bộ nhằm tiếp thu các thành quả, tiến bộ khoa học trên thế giới và khu vực. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực ngành y tế.
7. Phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin
- Phát triển khoa học kỹ thuật trong phòng bệnh, chữa bệnh; tiếp tục đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm nghiệm... để đủ khả năng ứng dụng triển khai có hiệu quả kỹ thuật công nghệ cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ cao; đồng bộ, kết nối dữ liệu các phần mềm bệnh viện (HIS), lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), bệnh án điện tử (EMR) tại các bệnh viện, đơn vị y tế, phục vụ công tác quản lý, liên kết khám chữa bệnh các tuyến trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử ngành y tế, người dân dễ dàng đăng ký khám, chữa bệnh từ xa, lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, qua cổng thông tin điện tử; quản lý sức khỏe điện tử; quản lý bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội.
8. Đẩy mạnh phong trào thi đua; kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước ngành y tế; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; kịp thời khen thưởng động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, lấy thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kịp thời có các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án.
1. Tổng nhu cầu vốn năm 2024: 529,7 tỷ đồng
(Năm trăm hai mươi chín phẩy bảy tỷ đồng)
a) Kinh phí theo dự án:
- Dự án 1: Đẩy mạnh công tác dân số, đảm bảo quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số phù hợp với điều kiện phát triển KTXH tỉnh: 22,5 tỷ đồng.
- Dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đa dạng các dịch vụ y tế: 468,2 tỷ đồng.
- Dự án 3: Đào tạo, phát triển và sử dụng hiệu quả nhân lực y tế: 36 tỷ đồng.
b) Kinh phí theo nguồn vốn
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: 216,2 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách địa phương: 43,5 tỷ đồng;
+ Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 172,7 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư ngân sách tỉnh, tăng thu tiết kiệm chi; vốn sự nghiệp ngân sách địa phương: 242,3 tỷ đồng;
- Vốn khác: 71,2 tỷ đồng
(Chi tiết tại Phụ biểu đính kèm)
1. Sở Y tế
- Chủ trì; các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện/thị xã/thành phố phối hợp tham mưu tổ chức thực hiện kế hoạch. Tham mưu, đề xuất các giải pháp, các nguồn lực cụ thể với bộ, ngành Trung ương và HĐND tỉnh về nguồn lực thực hiện kế hoạch.
- Tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách mới các lĩnh vực liên quan; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp chuyên môn kỹ thuật công tác y tế - dân số. Chỉ đạo tích cực công tác đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ, mua sắm trang thiết bị, phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chuyển đổi số ngành y tế.
- Chủ trì; các ban ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện/thị xã/TP phối hợp trong công tác theo dõi, giám sát; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu việc cân đối, lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, địa phương trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, và các trung tâm y tế trong kế hoạch. Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn lực địa phương, phân bổ vốn sự nghiệp và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách địa phương theo thẩm quyền để thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn theo quy định của pháp luật; phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến việc xã hội hóa trong lĩnh vực y tế theo quy định.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp tham mưu về hệ thống tổ chức, bộ máy ngành y tế; phối hợp thực hiện tốt chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 ban hành theo Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai; phối hợp tham mưu công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất đơn vị y tế được giao chủ đầu tư đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan trong việc hướng dẫn công tác khám chữa bệnh theo Luật Bảo hiểm y tế; sử dụng hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế cho CSSK nhân dân. Chủ trì, tham mưu vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt chỉ tiêu đề ra.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp trong tham mưu, chỉ đạo việc cơ cấu nguồn lực từ chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trạm y tế xã, duy trì xã đạt tiêu chí quốc gia y tế, phối hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực được giao phụ trách.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sự nghiệp y tế; cấp đất cho các công trình y tế; phối hợp chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, nước sạch; phòng chống dịch bệnh và xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia y tế.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ động, lồng ghép hoạt động y tế với và thực hiện các chính sách xã hội liên quan. Phối hợp với ngành y tế, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phối hợp giám sát hoạt động y tế các doanh nghiệp, công tác an toàn vệ sinh lao động và cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.
10. Sở Công Thương
Chỉ đạo tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra việc lưu thông phân phối và xuất nhập khẩu, lưu thông thực phẩm; phối hợp trong công tác đảm bảo ATTP theo lĩnh vực được phụ trách.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với ngành y tế trong tuyển sinh đào tạo cán bộ y tế; xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống y tế trường học. Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo công tác giáo dục giới tính, nâng cao nhận thức và sức khỏe vị thành niên, nâng cao chất lượng dân số.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục làm tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép vào một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, … về giáo dục giới tính, nâng cao nhận thức về sức khỏe vị thành niên, nâng cao chất lượng dân số.
12. Các sở, ngành liên quan
Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc tuyên truyền trong nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện/thị xã/thành phố thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, lĩnh vực do ngành phụ trách.
13. UBND các huyện/thị xã/thành phố
- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, đạo việc xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp trên địa bàn huyện cho việc thực hiện kế hoạch. Chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan đơn vị thuộc phạm vi quản lý để đầu tư xây mới, nâng cấp các trạm y tế xã, phường, thị trấn, đặc biệt là 7 trạm y tế chưa có nhà trạm.
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn và toàn thể nhân dân trên địa bàn tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch đề ra.
14. Đề nghị UBMTTQ, các ban Đảng và các đoàn thể tỉnh
Đề nghị UBMTTQ Việt nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đoàn thể, các tổ chức chính trị, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các sở, ngành, liên quan, UBND các huyện/thị xã/TP vận động nhân dân, tích cực tham gia thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch.
- Các sở, ban, ngành liên quan, các huyện/ thị xã/thành phố báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 6 tháng (trước ngày 10/6) báo cáo năm (trước ngày 10/12) về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020 - 2025” năm 2024 của UBND tỉnh Lào Cai, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |