Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 57/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành thủ tục hành chính năm 2021 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 57/KH-UBND
Ngày ban hành 24/02/2021
Ngày có hiệu lực 24/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/KH-UBND

Hà Giang, ngày 24 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2021

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phvề kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo cơ quan hành chính nhà nước; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Căn cứ thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI KIỂM TRA

1. Mục đích

- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo về công tác cải cách TTHC (bao gồm: Kiểm soát TTHC; Cơ chế một cửa, một cửa liên thông: ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước...) của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong năm 2021 và từ các năm trước còn nợ đọng quá hạn;

- Kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém cũng như kiến nghị, đề xuất các giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đang gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác cải cách TTHC và các kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cải cách TTHC; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác cải cách TTHC để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tnh giao;

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm ca các cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách TTHC. Nâng cao chất lượng thể chế và trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, tiếp tục tạo chuyn biến mạnh mẽ trong giải quyết TTHC.

2. Yêu cầu

- Việc kiểm tra phải khách quan, công khai, minh bạch và không gây trở ngại đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

- Việc kiểm tra phải thực hiện đúng phạm vi, thẩm quyền, quy trình, phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước về cải cách TTHC và phù hợp với yêu cầu thực tế;

- Có kết luận rõ ràng, cụ thể những vấn đề tổ chức triển khai công tác cải cách TTHC tại cơ quan, đơn vị cũng như những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp có liên quan.

3. Phạm vi kiểm tra

- Kiểm tra trực tiếp việc thực hiện hoạt động cải cách TTHC của các s, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã năm 2020, 2021;

- Kiểm tra đột xuất một số cơ quan, đơn vị có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí.

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra

- Tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao về công tác cải cách TTHC;

- Kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;

- Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử;

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua Dịch vụ bưu chính công ích theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Kiểm tra các vấn đề mang tính cấp bách mà người dân, doanh nghiệp và xã hội đang bức xúc liên quan đến công tác giải quyết TTHC; kiểm tra những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và trách nhiệm cụ thể của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đối với những vướng mc, khó khăn để có giải pháp tháo gỡ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

2. Cách thức kiểm tra

- Đoàn kiểm tra sẽ thông báo cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra về chương trình, nội dung chi tiết kiểm tra kèm theo mẫu đề cương báo cáo, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hp kiểm tra đột xuất, UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra và thông báo cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;

- Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu, tra cứu Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Hệ thống văn phòng điện từ... liên quan đến công tác kiểm tra của tổ chức, cá nhân được kiểm tra và làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị được kiểm tra để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách TTHC. Cơ quan, đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình, kết quả triển khai hoạt động cải cách TTHC theo các nội dung của kế hoạch kiểm tra. Đoàn kiểm tra ghi biên bản và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra sau khi kết thúc đợt kiểm tra;

- Tại buổi họp thông báo dự thảo kết luận của Đoàn kim tra, tổ chức, cá nhân được kiểm tra đưa ra ý kiến tiếp thu, giải trình cụ thể đối với các nội dung kiểm tra nêu tại dự thảo kết luận;

- Chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, cơ quan, đơn vị được kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản đến Văn phòng UBND tỉnh để tổng hp báo cáo UBND tỉnh.

[...]