Kế hoạch 69/KH-UBND về kiểm tra, đánh giá công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 69/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2021
Ngày có hiệu lực 15/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

Thực hiện Kế hoạch số 513/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) năm 2021; theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 270/SNV-CCHC&VTLT ngày 02/3/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác CCHC nhà nước năm 2021 trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiểm tra, đánh giá CCHC nhằm đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả các nội dung CCHC. Qua đó, phát hiện những khó khăn, vướng mắc; kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; biểu dương khen thưởng kịp thời những đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác CCHC.

2. Xác định kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để công tác CCHC đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. Phạm vi, đối tượng kiểm tra, đánh giá

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (cấp xã); Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là các đơn vị, địa phương).

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện CCHC năm 2021 tại các đơn vị, địa phương dự kiến sẽ được tổ chức, thực hiện định kỳ và đột xuất, cụ thể như sau:

2.1 Nội dung kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Kiểm tra việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC được chỉ ra tại Đợt thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số CCHC cuối năm 2020 tại các đơn vị, địa phương.

Kiểm tra kết quả triển khai, thực hiện CCHC theo Kế hoạch số 513/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh và Kế hoạch CCHC của các đơn vị, địa phương, cụ thể như sau:

a) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC

- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2021: Khung Kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, địa phương; kế hoạch tuyên truyền CCHC; xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; rà soát thủ tục hành chính; tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác, tinh giản biên chế; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước; triển khai và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; công tác kiểm tra, tự kiểm tra cải cách hành chính; kết quả thực hiện Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh về đổi mới phương thức hoạt động của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh; Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh về việc Quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; việc thực hiện các thông báo kết luận của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh;

- Việc thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao cho các ngành, lĩnh vực quản lý theo Kế hoạch số 513/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về CCHC năm 2021; Khung nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 ban hành kèm theo Chương trình số 04/CTr-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021;

- Đánh giá vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC theo Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh về thực hiện CCHC;

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo;

- Việc chấn chỉnh, xử lý, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện CCHC.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của cơ quan, đơn vị

- Công tác tham mưu và ban hành văn bản QPPL (đúng quy trình, thẩm quyền, nội dung hợp pháp, hợp hiến);

- Công tác góp ý các văn bản QPPL do Trung ương, tỉnh ban hành;

- Kiểm tra, tự kiểm tra văn bản QPPL liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị. Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra việc thực hiện văn bản QPPL;

- Rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để đề nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản QPPL không còn phù hợp;

- Tổ chức thực hiện các văn bản QPPL của cơ quan cấp trên, cơ quan cùng cấp ban hành;

- Tổ chức việc theo dõi thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước tại cơ quan, đơn vị; xử lý các vấn đề phát hiện qua theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị.

c) Cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông

[...]