Kế hoạch 57/KH-UBND Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020"

Số hiệu 57/KH-UBND
Ngày ban hành 12/03/2020
Ngày có hiệu lực 12/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NĂM 2020 ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020"

Thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2008/NĐ-CP, Quyết định số 6703/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 ca UBND Thành phố phê duyệt Đán “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”, trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2019, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện, giám sát doanh nghiệp trong hoạt động hóa chất của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Phát huy vai trò quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hp của các cơ quan chức năng từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và khuyến khích sự chủ động tham gia của các đơn vị có hoạt động hóa chất công nghiệp bảo đảm hiệu quả bền vững; ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và chấp hành quy định pháp luật liên quan cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức và các quy định pháp luật mới về hoạt động hóa chất trên phương tiện truyền thông đại chúng, qua các đợt thanh tra, kiểm tra tại cơ sở; cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương và Thành phố; qua các lp tập huấn; nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp cho từng nhóm đối tượng có hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu giữ) trên địa bàn Thành phố. Trong đó tập trung tuyên truyền về tác hại của hóa chất công nghiệp đối với sức khỏe con người, một số quy định cụ thể trong phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất.

2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội:

- Thưng xuyên cập nhật, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến quản lý hoạt động hóa cht. Rà soát, cập nhật, hoàn thiện Quy trình cp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. Hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý hóa chất theo hướng đơn giản, đúng quy định pháp luật.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý kỹ thuật an toàn trong hoạt động hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cấp Thành phố và quận, huyện, thị xã và cán bộ quản lý của các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 09/7/2015 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn thành phHà Nội; văn bản số 464/UBND-KT ngày 30/01/2019 của UBND Thành phố về tăng cường triển khai Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh theo Chỉ thị số 03/CT-TTg và Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục tăng cường hoạt động phối hp trong công tác quản lý hoạt động hóa chất với các tỉnh bạn nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực công thương.

3. Nâng cao năng lực công tác quản lý hoạt động hóa chất tại các cơ sở có hoạt động hóa chất:

- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch/biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp quy mô, điều kiện sản xuất kinh doanh và đặc tính của hóa chất tại doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò r, phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra.

- Tổ chc các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người lao động (đặc tính, độc tính của hóa cht; các nguy cơ rủi ro hóa chất; các tác hại của hóa chất đến sức khỏe con người và môi trường; các biện pháp phòng chống sự cố hóa chất...).

- Hướng dẫn các đơn vị có hoạt động hóa chất tổ chức các lớp huấn luyện, kiểm tra và công nhận kết quả huấn luyện an toàn hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất:

- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hoạt động hóa chất về việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, bảo vệ môi trường, khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra. Xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất khi không đủ điều kiện theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra các loại hàng hóa là hóa chất nguy hiểm lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh, điều kiện vận chuyển. Xử phạt nghiêm tất cả các trường hợp không đủ hồ sơ, điều kiện vận chuyển theo quy định pháp luật.

- Các lực lượng chức năng: Công an, Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chđể giám sát, quản lý hoạt động hóa chất từ khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường đến sử dụng hóa chất vào sản xuất công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn, nhất là tại các cơ sở hoạt động hóa chất có nguy cơ cháy nổ cao.

5. Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động hóa chất:

- Tổ chức khảo sát, thống kê danh mục, số lượng hóa chất nguy hiểm của các doanh nghiệp đang hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định về hóa chất nguy hiểm tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ.

6. Thực hiện chế độ báo cáo:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ báo cáo trước ngày 15/11/2020, gửi về Sở Công Thương Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo thời hạn quy định.

III. KINH PHÍ

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2020 dự kiến là 230.000.000đ (Hai trăm ba mươi triệu đồng), từ nguồn ngân sách Thành phố đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội (có Phụ lục dự kiến kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 kèm theo).

[...]