Kế hoạch 567/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 567/KH-UBND
Ngày ban hành 24/03/2016
Ngày có hiệu lực 24/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 567/KH-UBND

Hà Nam, ngày 24 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 (viết tắt là Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống mua bán người, góp phần làm giảm nguy cơ mua bán người, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

2. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong cộng đồng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, đảm bảo 100% số người xác định là nạn nhân được hỗ trợ ban đầu và áp dụng chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội căn cứ vào nội dung Kế hoạch, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình phòng, chng mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, gắn với tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác phòng, chng tội phạm trong tình hình mới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa X về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị s 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”.

2. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đu, cấp ủy, chính quyn, tổ chức, đoàn thcác cấp trong công tác phòng, chống mua bán người và hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; xác định công tác phòng, chng tội phạm nói chung, phòng, chống mua bán người nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên thực hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại đơn vị, địa phương; đổi mới việc xây dựng và duy trì phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với củng cố, xây dựng lực lượng nòng ct bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở vững mạnh; kết hợp với nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, cải tạo, cảm hóa người vi phạm pháp luật, các đi tượng phạm tội, giảm tối thiểu tỷ lệ tái phạm tội tại cộng đng dân cư.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có chiều sâu để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm mua bán người, hậu quả do tội phạm mua bán người gây ra; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tuyên truyền, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người.

Có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những tập th, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, điều tra tội phạm mua bán người; bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia công tác phòng, chống mua bán người; làm tốt công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng; duy trì chế độ giao ban và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ (06 tháng, 01 năm).

4. Chủ động phòng ngừa, tập trung đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm mua bán người; đy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết, xử lý kịp thời các vụ án; tăng cường công tác thu thập, trao đổi thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình khởi t, bt giữ, xử lý tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm mua bán người.

Đẩy mạnh hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm; gắn với củng cố, phát huy vai trò của các mô hình, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đồng thời tăng cường công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư, các đối tượng có nguy cơ cao thực hiện tội phạm.

5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; đảm bảo thống kê tội phạm đy đủ, tập trung, thống nhất. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ chỉ sphục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từng đề án và toàn bộ Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, ban hành (triển khai giám sát, đánh giá vào đầu kỳ - năm 2016 và cuối kỳ - năm 2020); đồng thời nâng cấp phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người” để đáp ứng nh hình thực tiễn hiện nay. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP- BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 của liên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao về trình tự, thủ tục quan hệ phi hợp trong xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán cho cán bộ làm công tác này tại cơ sở; Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bị buôn bán hồi hương; đề ra các giải pháp cụ thể để từng bước giải quyết có hiệu quả các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm như thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động; thực hiện tốt các chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân góp phần hoàn thiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm.

6. Triển khai Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; kịp thời giải quyết nhng vướng mắc, phát sinh trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người. Tổ chức nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người, khắc phục những sơ hở, hạn chế đến mức thấp nhất những điều kiện phát sinh.

7. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phòng, chống mua bán người cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm ở các sở, ngành, đoàn thể và cấp cơ sở để có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phòng, chống mua bán người trong giai đoạn hiện nay.

8. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. Đổi mới phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo để đảm bảo tập trung trong chỉ đạo, hoạch định chủ trương, chính sách, xây dựng giải pháp, tổ chức thanh tra, kiểm tra, thực hiện hiệu quả Chương trình; phát huy vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động và thực hiện của từng ngành, đoàn thể và các cấp ở địa phương. Hàng năm, Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại một số đơn vị, địa phương để đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện.

III. CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN

Căn cứ vào 05 Đề án đã được phê duyệt trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, căn cứ vào tình hình thực tế ở các đơn vị, địa phương và nhiệm vụ được giao, Công an tỉnh phi hợp với các Sở, ngành có liên quan lựa chọn, xây dựng, thẩm định các Đề án, trình Ban chỉ đạo tỉnh phê duyệt và giao cho cơ quan chủ trì, các đơn vị, địa phương phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định, gồm:

- Đề án 1: Truyền thông phòng, chống mua bán người.

- Đề án 2: Đấu tranh phòng, chống mua bán người.

- Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

- Đề án 4: Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người.

- Đề án 5: Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Chỉ đo thực hiện

[...]