Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2022 về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu 55/KH-UBND
Ngày ban hành 06/04/2022
Ngày có hiệu lực 06/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trương Cảnh Tuyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 06 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮC SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

b) Giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH) phát sinh từ cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải vận chuyển, xử lý và giảm chi phí xử lý; đồng thời tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng.

2. Yêu cầu

a) Công tác phân loại CTRSH tại nguồn được tổ chức triển khai đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện; huy động sự tham gia tích cực của tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.

b) Triển khai thực hiện kế hoạch là nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền các cấp, các sở, ngành; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội và ngân sách các cấp để thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Phân loại, thu gom, xử lý CTRSH

a) Phân loại, lưu giữ CTRSH tại nguồn

- Phân loại: CTRSH phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người, được phân loại thành các nhóm như sau:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh,...

+ Chất thải thực phẩm: Thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật,...

+ CTRSH khác (các loại rác còn lại trừ chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải thực phẩm): Chén, dĩa bể; đầu tàn thuốc lá;...

+ Khuyến khích phân loại chất thải nguy hại: Bình ắc quy, pin, bóng đèn, chai đựng hóa chất,...

(Chi tiết về loại CTRSH theo từng nhóm được đính kèm ở phụ lục)

- Lưu giữ:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chứa, đựng trong các túi (hoặc thùng) màu trắng.

+ Chất thải thực phẩm: Chứa, đựng trong các túi (hoặc thùng) màu xanh.

+ CTRSH khác: Chứa, đựng trong các túi (hoặc thùng) khác với màu trng và màu xanh để phân biệt.

+ Chất thải nguy hại (khi có phát sinh): Chứa, đựng trong thùng màu vàng, cảnh báo nguy hại.

- Lưu ý:

+ Ở khu vực đô thị: Chất thải thực phẩm và CTRSH khác có thể chứa chung khi chưa có điều kiện để sử dụng chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

+ Hộ gia đình tự trang bị hoặc tận dụng các vật dụng sẵn có trong nhà để chứa CTRSH theo từng loại, sau đó giao cho đơn vị thu gom hoặc đổ/bỏ vào thùng rác công cộng tương ứng hoặc tự xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

[...]