Quyết định 2625/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

Số hiệu 2625/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/09/2022
Ngày có hiệu lực 30/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Văn Tân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2625/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 2718/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 530/TTr-STNMT ngày 23/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh Quảng Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, sớm xây dựng đề án, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện, đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch; báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện Kế hoạch và tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện (nếu có) cho phù hợp với tình hình thực tế, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ TN&MT (b/c);
- Tổng cục Môi trường;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. SỰ CẦN THIẾT

Triển khai thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 06/12/2012, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; lượng CTRSH được thu gom, xử lý tăng từ 435 tấn/ngày (năm 2015) lên 720 tấn/ngày (năm 2021). Tuy nhiên, hầu hết CTRSH phát sinh của tỉnh hiện nay đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp, vừa lãng phí tài nguyên, vừa làm tăng nhu cầu bố trí diện tích đất chôn lấp, nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết như: nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp… Ngoại trừ thành phố Hội An có phân loại rác thải hữu cơ để xử lý tại Nhà máy xử lý rác làm phân hữu cơ nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, phù hợp với chiến lược quốc gia, giảm áp lực đối với việc xử lý CTRSH như: giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý CTRSH; đồng thời, tận dụng được các loại chất thải rắn khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; trong đó, quy định CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại tại nguồn (khoản 1 Điều 75) và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được tính toán dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (khoản 1 Điều 79). Do vậy, việc ban hành kế hoạch thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phân loại CTRSH tại nguồn, hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn ở từng cá nhân, tổ chức; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh.

- Triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]