Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2022
Ngày có hiệu lực 13/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Triệu Thế Hùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Hải Dương, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Căn cứ Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án xử lý chất thải rắn).

Để triển khai hiệu quả và đảm bảo tiến độ Đề án xử lý chất thải rắn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong cộng đồng thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân; phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,... trong thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn. Thông qua hoạt động tuyên truyền, vận động góp phần nâng cao nhận thức của người dân, từng bước thay đổi hành vi, hình thành thói quen trong việc phân loại chất thải tại nguồn; giảm khối lượng chất thải phải vận chuyển, xử lý.

- Thu hút đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có công suất cao, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; huy động các nguồn lực tham gia đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn đảm bảo đúng quy định; Đề án xử lý chất thải rắn phải được thực hiện có hiệu quả và đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thu gom, xử lý chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt và thiết kế bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt;

- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng là cán bộ tuyên truyền và toàn bộ Trưởng các khu dân cư, Trưởng thôn;

- Xây dựng nội dung và thực hiện tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện, xã và đăng tải trên trang thông tin điện tử cấp tỉnh, huyện, xã;

- Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học;

- Đưa nội dung quản lý chất thải rắn bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo đúng quy định vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Thực hiện rà soát ban hành các văn bản quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ chế tài chính; chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, vận chuyển, xử lý chất thải;

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Thực hiện mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng trên địa bàn 22 xã (mỗi huyện, thị xã, thành phố thí điểm tại 02 xã trừ thành phố Hải Dương) trong thời gian 02 năm (2022 - 2023). Sau khi thực hiện thí điểm, sẽ tổ chức đánh giá, tổng kết mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho giai đoạn 2024 - 2025:

+ Xây dựng ô ủ rác và cải tạo khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt cho các xã thực hiện thí điểm;

+ Rà soát và xây dựng mạng lưới điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;

+ Làm việc với các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp thông thường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

3. Về thu hút đầu tư nhà máy xử lý có công nghệ hiện đại, công suất cao, phù hợp với nhu cầu của tỉnh

- Hoàn thiện Quy định về cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thu hút, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Rà soát, bổ sung vị trí xử lý chất thải rắn tập trung để tích hợp vào quy hoạch Tỉnh phục vụ cho giai đoạn tiếp theo. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh.

4. Đối với các địa phương có bãi chôn lấp đã đầy, không thể tiếp tục sử dụng

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ