Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 và chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020

Số hiệu 54/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2013
Ngày có hiệu lực 01/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 54/KH-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 23-CTR/TU CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

Căn cứ Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 16/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau.

I. TÌNH HÌNH CHUNG:

Được sự quan tâm của hệ thống chính trị, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng qua các năm; toàn tỉnh hiện có 87.300 người tham gia bảo hiểm xã hội; có 70.500 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; số người tham gia bảo hiểm y tế trên 1.194.000 người, đạt 56% dân số của tỉnh; hàng năm thu nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, gần 1.500 tỷ đồng; chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, thanh toán bảo hiểm y tế hơn 1.071 tỷ đồng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội, sức khỏe bản thân và gia đình còn hạn chế; diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt 30% số lao động làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp, đạt gần 10% số người trong độ tuổi lao động; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 24%; số người tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 56% dân số của tỉnh, thấp hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước (cả nước 65%); còn không ít các đơn vị kinh tế dân doanh chưa nghiêm túc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, tình trạng trốn đóng, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp; chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo lòng tin trong nhân dân; tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế vẫn còn xảy ra; tinh thần thái độ của một số cán bộ y tế, tình trạng quá tải, chờ đợi lâu ở các cơ sở y tế còn gây bức xúc cho người bệnh; cán bộ giám định bảo hiểm y tế còn thiếu và yếu, còn gây phiền hà trong thẩm định thanh toán bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt.

II. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có 50% lực lượng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế phi nông nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, 100% lực lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Mục tiêu đến năm 2015:

- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: phấn đấu có 35% lực lượng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế phi nông nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, có 100% lực lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Về bảo hiểm y tế: phấn đấu đạt 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

* Được phân bổ thành chỉ tiêu các năm như sau:

Nội dung

Năm thực hiện

2012

2013

2014

2015

1. Số người tham gia BHXH

- Đạt % lao động phi n/nghiệp

87.341

25%

99.000

29%

111.000

32%

122.500

35%

2. Số người tham gia BHTN

- Đạt % lao động phi n/nghiệp

70.500

20%

74.300

21%

83.300

24%

92.000

26%

3. Số người tham gia BHYT

- Đạt % lao động trung bình

1.190.000

55%

1.327.000

61%

1.428.000

65%

1.154.000

70%

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; một số nghiệp vụ chính về quản lý, giải quyết hồ sơ được xử lý trên phần mềm ứng dụng công nghệ, thông tin liên thông trong toàn hệ thống; tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ bảo hiểm y tế vào năm 2014, từ năm 2015 trở đi có kết dư.

- Có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện trong tỉnh, nhất là tuyến cơ sở, giảm đáng kể tình hình quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.

2.2. Mục tiêu đến năm 2020:

- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đạt được 50% lực lượng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế phi nông nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, có 100% lực lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Về bảo hiểm y tế, bao phủ trên 80% dân số trung bình của tỉnh; riêng 3 huyện miền núi, biên giới là Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú đạt trên 90%.

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao; tất cả nghiệp vụ quản lý, giải quyết hồ sơ được xử lý trên phần mềm ứng dụng công nghệ, thông tin liên thông trong toàn hệ thống.

- Khắc phục cơ bản tình trạng quá tải tại các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ, điều trị tạo niềm tin vững chắc cho người tham gia.

- Cân đối được quỹ bảo hiểm y tế, phấn đấu có kết dư để có nguồn trích đầu tư cho các cơ sở khám chữa bệnh; quản lý, sử dụng an toàn, đúng quy định, hiệu quả.

- Kiện toàn tổ chức ngành Bảo hiểm xã hội, phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp, tổ chức thực hiện các dịch vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn.

[...]