Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3651/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch Chương trình hành động 32-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3651/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/07/2013
Ngày có hiệu lực 05/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3651/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 32-CTRHĐ/TU NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21-NQ/TW NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 32-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố tại Tờ trình số 1624/TTr-BHXH ngày 28 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 32-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở - ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 32-CTRHĐ/TU NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21-NQ/TW NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm Quyết định số 3651/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Ngày 26 tháng 5 năm 1997, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; ngày 07 tháng 9 năm 2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới; Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 (trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế); gần đây nhất, Nghị quyết số 21-NQ/TW ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng và lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”.

Những năm qua, thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Thành ủy đã ban hành Thông tri số 27-TT/TU ngày 20 tháng 11 năm 2009 về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 11 năm 2012 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 12/2009/CT-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2009 về tăng cường thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 5694/KH-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2009 triển khai Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 5063/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 về Kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn thành phố, trong đó đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ và giải pháp thực hiện về bảo hiểm y tế từ năm 2012 đến năm 2020 (Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2013 điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2020) và Kế hoạch số 322/KH-UBND ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2013 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU của Thành ủy.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã góp phần nâng cao nhận thức, giúp người dân, người lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Toàn thành phố có khoảng 37% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 33% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, ước đạt 83%. Số người chưa tham gia chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, quan hệ về tiền lương, tiền công chưa rõ ràng và thường xuyên biến động.

Độ bao phủ của chính sách bảo hiểm y tế còn thấp, đạt 63,43% số dân thành phố (chưa bao gồm các đối tượng: Quân nhân Quân đội nhân dân, Ban cơ yếu Chính phủ và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố nhưng do Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý và Công an nhân dân không thực hiện Bảo hiểm y tế). Ngoài diện đối tượng bắt buộc và hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ mua thẻ, người dân chỉ khi có bệnh mới tự giác mua bảo hiểm y tế. Các diện đối tượng khác (gần 40%) chưa sẵn sàng tham gia do có thể tự trang trải chi phí chữa bệnh, chưa thực sự hài lòng về chất lượng, sự thuận tiện khi chữa bệnh theo tiêu chuẩn bảo hiểm y tế, nhận thức về vai trò của bảo hiểm y tế đối với vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và đối với xã hội còn hạn chế…

Tình hình trên có nguyên nhân do khó khăn về tài chính dẫn đến việc thực thi nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp có phần hạn chế; tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế diễn ra phổ biến, có nơi nghiêm trọng. Một bộ phận không nhỏ đơn vị sử dụng lao động chưa nhận thức đúng, ý thức chấp hành pháp luật về lao động nói chung, về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nói riêng chưa cao. Khá đông người lao động chưa nhận thức hết quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; e ngại mất việc làm nên không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi quyền lợi chính đáng. Đa số người dân chưa quan tâm, tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện (chỉ tham gia khi còn thiếu ít thời gian để được hưởng chế độ hưu trí hoặc khi có bệnh cần điều trị). Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các Sở - ngành, chính quyền địa phương có những khó khăn, hạn chế nhất định. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể chưa thật sự quan tâm, phối hợp đúng mức trong công tác tuyên truyền, vận động toàn dân, toàn xã hội nắm bắt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hai chính sách lớn này. Các cấp chính quyền cơ sở chưa xem việc phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một trong những chỉ tiêu thực hiện của đơn vị.

Thực hiện Chương trình hành động số 32-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết và tổ chức chi trả chính xác, hiệu quả, kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; góp phần quản lý có hiệu quả Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn và quản lý, cân đối được Quỹ bảo hiểm y tế; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài.

b) Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm thất nghiệp), bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, phát triển đồng bộ với các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đảm bảo đời sống, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

[...]