Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 248-KL/TU về tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 53/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2022
Ngày có hiệu lực 21/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Phạm Thiện Nghĩa
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 21 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 248-KL/TU NGÀY 26/11/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XI VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Kết luận số 248-KL/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành đảng bộ Tỉnh khóa XI về tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Kết luận số 248-KL/TU); UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định công nghiệp là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Tập trung khai thác những lợi thế phát triển công nghiệp; tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp trong GRDP của Tỉnh.

- Giữ vững các ngành Công nghiệp có lợi thế, phát triển công nghiệp chế biến theo chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Phát triển công nghiệp chế biến rau, củ, quả, công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển năng lượng tái tạo là khâu đột phá.

- Các sở, ban, ngành Tỉnh và UBND huyện, thành phố quán triệt, triển khai trong từng ngành, địa phương thuộc phạm vi quản lý về nội dung Kết luận số 248-KL/TU theo chức năng, thẩm quyền và điều kiện thực tế của từng đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Kết Luận đề ra.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành Tỉnh và UBND huyện, thành phố trong thực hiện hoặc kết hợp thực hiện cùng với các chương trình, đề án, dự án, … có liên quan, thông qua xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Kết luận số 248-KL/TU trong từng đơn vị.

- Việc tổ chức thực hiện phải bảo đảm tính đồng bộ, cụ thể, thiết thực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan tạo bước chuyển biến tích cực, góp phần tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp trong GRDP của Tỉnh.

II. CHỈ TIÊU

1. Đến năm 2025

- Tỷ trọng ngành Công nghiệp đạt ít nhất 20% trong GRDP của Tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp đạt bình quân 9,8%/năm, trong đó công nghiệp chế biến đạt 9,5%/năm (giá so sánh năm 2010).

- Tỷ lệ lao động ngành Công nghiệp qua đào tạo đạt trên 80%, lao động đào tạo nghề đạt 60%; giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động mỗi năm.

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành Công nghiệp (không tính hàng hóa tạm nhập tái xuất) đạt 1,6 tỷ USD.

- Phát triển ít nhất 01 Khu công nghiệp quy mô lớn và 01 Cụm công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của Khu công nghiệp ít nhất 75% và Cụm công nghiệp ít nhất 80%.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học công nghệ vào công nghiệp chế biến (gạo, cá tra, rau củ và trái cây) đạt giá trị cao, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu mang thương hiệu Đồng Tháp.

2. Đến năm 2030

- Phấn đấu, duy trì giá trị sản xuất công nghiệp trong nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tỷ trọng ngành Công nghiệp đạt ít nhất 25% trong GRDP của Tỉnh, công nghiệp chế tạo đạt 10% phục vụ cho ngành nông sản chế biến, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

- Đầu tư, phát triển ngành Công nghiệp mới, công nghệ cao.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp theo Đề án được phê duyệt.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp năng lượng tái tạo.

III. NỘI DUNG

1. Quán triệt nội dung của Kết luận số 248-KL/TU và làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Ưu tiên sử dụng lồng ghép các nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nâng cao năng suất lao động công nghiệp. Phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu của Tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu hàng hóa, khu vực biên giới.

2. Triển khai thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm, đặc biệt là các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, dược phẩm, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ cao, công nghiệp vật liệu xây dựng dựa trên tiềm năng, lợi thế về giao thông, vùng nguyên liệu, mặt bằng đã có của các khu, cụm công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.

[...]