Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2021 về phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 143/KH-UBND
Ngày ban hành 29/04/2021
Ngày có hiệu lực 29/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG
THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 29 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN, CỦNG CỐ HỢP TÁC XÃ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, MÃ VÙNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

1. Thực trạng liên kết tiêu thụ của hợp tác xã nông nghiệp

1.1. Về liên kết tiêu thụ lúa

- Kết quả liên kết tiêu thụ lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020: Tổng diện tích sản xuất là 200.558 ha; trong đó, thực hiện liên kết là 23.212 ha, sản lượng 162.170 tấn, chiếm tỷ lệ 11,57% tổng diện tích sản xuất. Có 37 hợp tác xã (HTX), 21 tổ hợp tác (THT) và 41 công ty doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh (trong và ngoài Tỉnh) thực hiện liên kết bao tiêu sản xuất lúa cho nông dân.

- Kết quả liên kết tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2020: Tổng diện tích sản xuất là 190.248 ha. Trong đó, thực hiện liên kết là 19.386 ha, sản lượng 128.146 tấn, chiếm tỷ lệ 10,19% tổng diện tích sản xuất. Có 39 HTX, 32 THT và 42 công ty doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh (trong và ngoài Tỉnh) thực hiện liên kết bao tiêu sản xuất lúa cho nông dân..

- Kết quả liên kết tiêu thụ lúa vụ Thu Đông 2020: Tổng diện tích sản xuất là 122.822 ha. Trong đó, thực hiện liên kết là 12.852 ha, sản lượng 75.214 tấn, chiếm tỷ lệ 10,46% tổng diện tích sản xuất. Có 22 HTX, 26 THT và 27 công ty doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh (trong và ngoài tỉnh) thực hiện liên kết bao tiêu sản xuất lúa cho nông dân.

1.2 Về liên kết tiêu thụ hoa màu, trái cây

Kết quả liên kết tiêu thụ trái cây và hoa màu quý II/2020: Theo số liệu thống kê có 06/12 huyện, thành phố (các huyện: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò,Thanh Bình và thành phố Cao Lãnh). Có 10 công ty([1]và 04 siêu thị([2]) liên kết tiêu thụ cây ăn trái trên địa bàn với tổng diện tích 1.707 ha, sản lượng 18.365 tấn. Trong đó liên kết tiêu thụ với 14 HTX, 09 THT với tổng diện tích 876 ha, sản lượng 11.460 tấn, còn lại liên kết trực tiếp với nông dân.

2. Thực trạng hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc

- Đến ngày 31/12/2020 trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có 20 HTX và 28 THT có mã vùng trồng. Trong đó, có 07 HTX, 01 THT có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, tổng diện tích liên kết 517 ha, sản lượng 5.357 tấn.

(Phụ lục 1, 2 chi tiết kèm theo).

- Tổng số thành viên tham gia 20 HTX là 3.737 thành viên, bình quân 187 thành viên/HTX. Tổng số tổ viên tham gia 28 THT là 1.649 tổ viên, bình quân 59 tổ viên/THT.

- Tổng vốn điều lệ của 20 HTX là 11.585 triệu đồng, bình quân 579 triệu đồng/HTX; tổng vốn hoạt động là 8.015 triệu đồng, bình quân 401 triệu đồng/HTX.

- Tổng doanh thu 2020 của 20 HTX là 4.307 triệu đồng, bình quân 215 triệu đồng/HTX; tổng lợi nhuận 399 triệu đồng, bình quân 20 triệu đồng/HTX.

- Đánh giá về trình độ học vấn của cán bộ quản lý của 20 HTX:

+ Hội đồng quản trị 90 người trong đó: Trình độ Đại học 17 người, Cao đẳng 07 người , Trung cấp 20 người, Trung học phổ thông 30 người, Trung học cơ sở 16 người.

+ Cán bộ chuyện môn: 34 người trong đó: Trình độ Đại học 14 người, Cao đẳng 7 người, Trung cấp 3 người, Trung học phổ thông 10 người.

- Về cơ sở vật chất: Có 04/20 HTX([3]) có trụ sở làm việc với tổng diện tích là 940m2; 03/20 HTX([4]) có nhà sơ chế.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của 20 HTX: Có 02 HTX xếp loại tốt và 05 HTX xếp loại khá, 13 HTX còn lại được xếp loại Trung bình.

(Phụ lục 3 chi tiết kèm theo)

3. Đánh giá chung

3.1. Mặt được

- Nhìn chung phần lớn các HTXNN kinh doanh có lãi, chấp hành tốt các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật HTX năm 2012 như: xây dựng Điều lệ HTX, phương án sản xuất - kinh doanh,....

- Các HTXNN đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư thêm máy móc, thiết bị nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

- Việc liên kết tiêu thụ được các HTXNN quan tâm và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nhằm cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên và nông dân.

- Việc liên kết được hình thành với 03 phương thức như: (1) Liên kết giữa Doanh nghiệp - HTX, THT- Nông dân; (2) Liên kết giữa Doanh nghiệp - Nông dân; (3) Liên kết giữa thương lái và HTX, THT.

[...]