ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5273/KH-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 07 tháng 7 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 02/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
CỤ THỂ HÓA GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI.
I. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ
CẦN THIẾT
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa một số nội dung, giải pháp,
nhiệm vụ trọng tâm theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã
hội;
- Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện
Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và cho từng đô thị, Chương trình phát
triển ngành, phát triển kinh tế xã hội từng địa phương được lồng ghép các mục
tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, góp phần hoàn thành các
mục tiêu tổng quát trong từng giai đoạn thực hiện của kế hoạch trung hạn;
- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa và
các chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư, khai thác các dự án, công
trình dịch vụ xã hội đô thị mang tính đồng bộ, bền vững; Đảm bảo chất lượng phục
vụ và tiết kiệm nguồn lực và tài nguyên.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện lồng ghép các mục tiêu và
định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể và nguồn lực thực hiện
trong xây dựng kế hoạch chủ trương đầu tư giai đoạn trung hạn đáp ứng yêu cầu
nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội
trên địa bàn;
- Đưa các chỉ tiêu cơ bản về dịch vụ
xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện. Trong đó, ưu tiên
xây dựng chỉ tiêu dịch vụ xã hội đô thị trong các lĩnh vực: Nhà ở xã hội, cấp
nước đô thị, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công viên cây
xanh, văn hóa, TDTT đô thị và cải thiện cảnh quan, môi trường đô thị...;
- Quy hoạch đô thị (quy hoạch phân
khu xây dựng, quy hoạch chi tiết các khu dân cư đô thị) xây dựng kế hoạch sử dụng
đất từng giai đoạn, phải bố trí và đáp ứng quỹ đất cho phát triển hạ tầng xã hội
phù hợp với chỉ tiêu phân loại đô thị. Việc đầu tư xây dựng công trình cung cấp
dịch vụ đô thị phải được đồng bộ với đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
khu dân cư.
3. Cơ sở xây dựng kế hoạch:
- Nghị quyết số
16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020;
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại
đô thị;
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày
02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cụ thể hóa giải pháp, nhiệm
vụ tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đảm bảo an sinh
xã hội;
- Nghị quyết số
137/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh, về rà soát, điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 07/01/2016 của
HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng
tỉnh Đắk Lắk 5 năm giai đoạn 2016 - 2020
- Nghị quyết số 1411/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của
UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Chương trình 18-CTr/TU của
Tỉnh ủy; Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ;
- Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của
UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày
26/10/2012 của Tỉnh ủy về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020;
- Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020,
định hướng đến 2030.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Mục tiêu tổng
quát:
Xác định hệ thống
dịch vụ xã hội đô thị là nội dung của Chương trình phát triển đô thị đối với từng
đô thị và toàn tỉnh, bao gồm 02 nhóm chương trình chính: Nhóm
chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung; Nhóm chương
trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình phát triển
đô thị tỉnh, cụ thể:
- Nhóm chương trình xây
dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị: Tập trung các chương
trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung chủ yếu, kết nối các đô thị, phạm vi phục vụ toàn đô thị và liên vùng trong tỉnh (giao thông đô thị,
cấp điện, cấp nước đô thị, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh
hoạt, cây xanh đô thị và cải thiện cảnh quan, môi trường
đô thị…); các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc
quản lý của Trung ương hoặc phục vụ cấp vùng được xác định trong
nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị.
- Nhóm chương trình xây dựng mạng
lưới đô thị trên địa bàn tỉnh: Lập Chương trình phát triển đô thị
từng đô thị và toàn tỉnh; Lập Đề xuất khu vực phát triển đô thị (đối với các đô thị loại V); Lập đề án đề nghị công nhận loại đô thị; Chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch xây dựng; Danh mục các dự
án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn
đã được duyệt trong khuôn khổ bổ sung các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định.
2. Mục tiêu cụ thể
giai đoạn 2016 - 2020:
Mạng lưới đô thị toàn tỉnh đến năm
2020 có 22 đô thị gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Buôn Ma
Thuột); 01 đô thị loại III (thị xã Buôn Hồ); 05 đô thị loại
IV (gồm các thị trấn: Ea Kar, Phước An, Buôn Trấp, Ea Drăng và Quảng
Phú); 15 đô thị loại V, trong đó có
09 đô thị loại V hiện hữu (gồm các thị trấn: Ea Pốk, Ea
Súp, M’Drắk, Krông Năng, Krông Kmar, Liên Sơn, Buôn Đôn,
Ea Knốp và Pơng Drang) và đầu tư hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch đô thị được duyệt, đáp ứng các tiêu
chí đô thị loại V mới (Cư Né huyện Krông Búk; Ea Phê
huyện Krông Pắc; Ea Na huyện Krông Ana; Trung Hòa, Dray Bhăng,
huyện Cư Kuin và Phú Xuân huyện Krông Năng).
3. Nhiệm vụ cụ thể:
3.1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì xây dựng Chương trình Phát triển đô thị toàn tỉnh, phối hợp với các địa phương
và các đơn vị liên quan lập, thẩm định và trình phê duyệt
Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị. Hướng dẫn việc lồng ghép các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch
vụ xã hội đô thị vào Chương trình. Tham mưu, hướng dẫn theo thẩm quyền và phối
hợp thực hiện sau khi Chương trình phát triển các đô thị được phê duyệt;
- Quá trình thực hiện tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị, ưu tiên các phương án đảm bảo quỹ đất bố trí các công
trình hạ tầng xã hội đáp ứng các tiêu chí theo phân loại
đô thị, phù hợp mục tiêu phát triển của từng đô thị;
- Phối hợp
nghiên cứu các chính sách pháp luật về
đầu tư xây dựng tổ chức hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục đầu tư xây dựng, tạo thuận
lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh cung cấp dịch vụ xã hội đô thị;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực quản lý và quy hoạch đô thị; Các chính sách về thị
trường bất động sản.
3.2. Các Sở: Y tế; Giáo dục và
Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
chủ trì phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND cấp huyện, tổ chức lập và thực hiện quy hoạch
mạng lưới các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao tại các cấp theo thẩm quyền,
gắn kết với quy hoạch đô thị và Chương trình phát triển đô thị của từng đô thị;
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn
bản pháp luật thuộc lĩnh vực do ngành quản lý liên quan đến cơ chế,
chính sách, giá và phí dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa và phát triển dịch vụ xã hội đô thị;
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nhận thức của cán bộ và người dân về chủ trương của
Đảng và Nhà nước về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội
bảo đảm an sinh xã hội.
3.3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
- Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan xây
dựng cơ chế chính sách để đẩy mạnh hình thức đối tác công tư đối
với các dịch vụ xã hội đô thị;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính và các cơ quan liên quan về phương án phân bổ nguồn vốn
đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm cho các lĩnh vực: nhà ở xã hội
cho người dân, nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa,
thể thao giải trí, sinh hoạt cộng đồng.
3.4. Sở Tài chính
- Chủ trì thực hiện việc quyết
toán nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ
xã hội;
- Xây dựng các cơ chế tài
chính, chính sách về thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ liên quan đến
cung cấp dịch vụ xã hội đô thị, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng để
huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển dịch vụ xã hội đô thị. Tham mưu thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án
cung cấp dịch vụ xã hội đô thị được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài
ngân sách;
- Trên cơ sở hướng dẫn cơ chế,
nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê của
Bộ Tài chính, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định giá cho thuê công trình hạ tầng
kỹ thuật sử dụng chung, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh, theo Khoản 3, Điều 18, Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày
24/9/2012 của Chính phủ, về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
3.5. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo,
người có công với cách mạng và các đối tượng xã hội khác có liên quan trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tại các đô thị.
3.6. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
và các đơn vị liên quan rà soát, lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong
đó bố trí quỹ đất thích hợp để xây dựng các công trình thuộc lĩnh
vực dịch vụ xã hội đô thị.
3.7. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và UBND thành phố, thị xã, các huyện, xây dựng và thực hiện
kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp có phát sinh ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư, đô
thị chuyển vào Khu, Cụm công nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện
các chính sách pháp luật về Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Định hướng
phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên hệ
thống các đô thị trên địa bàn tỉnh.
3.8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, Quy hoạch chung xây dựng đô thị trên địa bàn,
tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị, đề xuất Khu vực
phát triển đô thị do mình quản lý trình cấp có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện. Trong đó, lồng ghép các mục tiêu và
định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể vào từng Chương trình, đề
án, như: Quy hoạch các khu chức năng, xác lập nội dung đầu tư các công trình hạ
tầng xã hội đồng bộ; giải pháp huy động, bố trí nguồn lực tổ chức thực hiện.v.v...;
- Bố trí quỹ đất để xây dựng hạ tầng
xã hội phù hợp mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch xây dựng
đô thị, quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; giám sát trách nhiệm
của các chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị trong việc triển khai xây
dựng các công trình cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân;
- Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo
sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn; xác định
và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ xã hội (chỉ tiêu về việc làm, thu nhập, giảm
nghèo, trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chỉ tiêu về
giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt...) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện;
- Phối hợp với các ngành, các đơn vị
liên quan trong triển khai thực hiện các chính sách về phát triển dịch vụ xã hội
đô thị.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về
nguồn vốn thực hiện:
- Các dự án hạ tầng khung được bố trí
vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh đến 2020;
- Đầu tư xây dựng mạng lưới các đô thị:
Bên cạnh các nguồn vốn đã bố trí theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, đề xuất
xã hội hóa hoặc các nguồn đầu tư khác (Đến giai đoạn
2020);
- Danh mục các loại hình có thể kêu gọi
đầu tư xã hội hóa, hoặc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác gồm: Y tế, giáo dục,
TDTT, vui chơi giải trí, hạ tầng xã hội và hạ tầng gắn liền với các dự án bất động
sản.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống các khu
chức năng thực hiện xã hội hóa đến năm 2020 tại các đô thị: Thành phố Buôn Ma
Thuột; Thị xã Buôn Hồ; Các thị trấn Ea Drăng, Ea Kar, Phước
An, Quảng Phú.
2. Về
các dự án ưu tiên đầu tư:
2.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng
khung đô thị
Tổ chức đánh giá các chương trình, kế hoạch, quy hoạch được duyệt lồng ghép nội dung tổ chức thực hiện, gồm:
- Quyết định 459/QĐ-UBND ngày
13/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh giai đoạn 2015 - 2020;
- Kế hoạch số 8295/KH-UBND ngày
17/10/2016 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch Phát triển cấp
nước sạch đô thị giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 770/KH-UBND ngày
29/01/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch quản
lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
- Quy hoạch xây dựng hệ thống các khu
chức năng thực hiện xã hội hóa đến năm 2020 tại các đô thị được UBND tỉnh
phê duyệt (thành phố Buôn Ma Thuột; Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 01/6/2012;
thị xã Buôn Hồ, Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 05/06/2013; Thị trấn Ea Drăng,
Quyết định số 1183/QĐ-UBND; thị trấn Ea Kar, Quyết định số 1182/QĐ-UBND ngày
20/6/2013; thị trấn Phước An, Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày
31/5/2013; thị trấn Quảng Phú, Quyết
định số 1126/QĐ-UBND ngày 14/6/2013);
Xây dựng và Phát
triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn
2010 - 2020) theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đắk Lắk;
-Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày
30/8/2011 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 11/6/2010 của Tỉnh ủy về
xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị
trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020);
- Quyết định số 2263/QĐ-UBND ngày
05/10/2012 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thị xã
Buôn Hồ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.
2.2. Kế hoạch nâng cấp đô thị:
Tổ chức lập đề án đề nghị công nhận
đô thị đối với các đô thị cơ bản đáp ứng các tiêu chí, được UBND tỉnh phê duyệt
chủ trương lập đề án gồm:
- Đề án đề nghị công nhận thị trấn Quảng
Phú là đô thị loại IV.
- Đề án đề nghị
công nhận xã Dray Bhăng là đô thị loại V - thị trấn trung
tâm huyện lỵ Cư Kuin.
Đầu tư, hoàn thiện các tiêu chí theo
phân loại đô thị đủ các tiêu chí lập Đề án đề nghị nâng cấp, công nhận loại đô thị theo định hướng quy hoạch
vùng của tỉnh và Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh gồm:
- Chương trình đầu tư, nâng cấp thị
xã Buôn Hồ từ loại IV lên loại III, đảm bảo vai trò đô thị
hạt nhân, trung tâm công nghiệp của vùng phía Bắc tỉnh.
- Chương trình đầu tư, nâng cấp đảm bảo tiêu chí đô thị loại V, thị trấn trung tâm tiểu
vùng phát triển của tỉnh tại 04 xã: Ea Phê, Ea Na, Trung Hòa, Phú Xuân và xã Cư Né - thị trấn huyện lỵ Krông Búk.
2.3. Xây dựng Chương trình phát
triển đô thị:
- Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện
Chương trình phát triển đô thị đối với 02 đô thị gồm: thành phố Buôn Ma Thuột
và thị xã Buôn Hồ;
- Xây dựng Chương trình Phát triển đô
thị toàn tỉnh theo Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban,
ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị
liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mình chủ động phối hợp
với Sở Xây dựng triển khai thực hiện Kế hoạch; Định kỳ báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 25/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh, báo cáo Bộ xây dựng theo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc có văn bản báo cáo, đề xuất qua Sở Xây dựng
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, CN (CG 80).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Hà
|