Kế hoạch 8295/KH-UBND năm 2016 phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 8295/KH-UBND
Ngày ban hành 17/10/2016
Ngày có hiệu lực 17/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Tuấn Hà
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8295/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 17 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

I. Mục đích và sự cần thiết

1. Mc đích:

Làm cơ sở để các sở, ban, ngành tỉnh, các cấp chính quyền phối hợp với các đơn vị cấp nước hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện các chỉ tiêu cấp nước theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương được duyệt; phối hợp thực hiện chương trình cấp nước an toàn.

Đánh giá sơ bộ nhu cầu cấp nước sạch đô thị, xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn trung hạn; áp dụng các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư xây dng hệ thống cấp nước đô thị; đầu tư phát triển mạng lưới mở rộng vùng phục vụ cấp nước sạch đô thị.

2. Cơ sở xây dựng kế hoạch:

Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;

Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020;

Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”;

Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025;

Nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 07/01/2016 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng tỉnh Đắk Lắk 5 năm giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 3451/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.

3. Hiện trạng cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh:

- Tổng công suất thiết kế toàn bộ công trình cấp nước tập trung tại đô thị trên đa bàn tỉnh đến Quý I/2016 gn 76.600m3/ngày đêm. Tổng công suất thực tế bình quân 56.600m3/ngày đêm, đạt 66% công suất thiết kế. Trong đó, tỷ lệ công sut của các đơn vị cấp nước so với tổng công suất thiết kế, gồm: Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lk chiếm 85,12%; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn chiếm 12,13%; 02 huyện M’Drắk và Lắk quản lý công trình cấp nước tập trung chiếm khoảng 2,75%.

- Ngun nước khai thác: Từ nước mặt (hồ, sông, suối) chiếm khoảng 10%; khai thác từ nguồn nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) chiếm khoảng 90%.

- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đến năm 2015 khoảng 72%, trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột bình quân 87,4%; khu vực ngoại thành khoảng 21%. Mức cấp nước toàn tỉnh bình quân đạt 67 lít/người/ngày đêm (thấp hơn so với tiêu chun bình quân là 100 lít/người/ngày đêm); tại thành phố Buôn Ma Thuột bình quân 115 lít/người/ngày đêm (thấp hơn so với tiêu chuẩn loại I là 180lít/người/ ngày đêm).

- Tỷ lệ thất thoát nước bình quân khoảng 22,80% (cao hơn so với chỉ tiêu bình quân là dưới 20%). Nguồn cấp nước tại các đô thị thiếu hụt nghiêm trọng, dịch vụ cấp nước không ổn định, duy trì lịch cúp nước luân phiên, áp lực nước trên toàn mạng chưa đạt quy chuẩn quy định (nhất là thành phố Buôn Ma Thuột; thị trấn Phước An; huyện Ea Kar...).

- Các đô thị đang có dự án cấp nước được triển khai gồm: thị trấn Krông Năng; huyện lỵ Buôn Đôn. Các đô thị chưa có công trình cấp nước tập trung gồm: thị trấn Ea K’Nốp; trung tâm huyện lỵ Cư Kuin; huyện Krông Búk.

- Khu công nghiệp Hòa Phú, các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn chưa có hệ thống cấp nước tập trung phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

4. Đánh giá thuận li, khó khăn thách thức:

a) Thuận lợi:

- Giai đoạn 2011 - 2015, công tác phát triển cấp nước đô thị đã được quan tâm, việc đầu tư phát triển cấp nước đô thị đã đạt được những kết quả nhất định một số dự án, công trình cấp nước được thực hiện và đưa vào vận hành, như hthống cấp nước thị xã Buôn Hồ, thị trấn Buôn Trp, dự án cấp nước từ hồ Ea Chư Cáp, mở rộng mạng cấp nước ở các khu vực đô thị. So với năm 2010, thì đến 2015 tng công suất tăng thêm trên 9.500m3/ngày đêm, tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tăng bình quân 3%/năm.

Công tác chuyển giao công trình cấp nước tập trung do các địa phương quản lý tại các đô thị về Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lk quản lý từ năm 2010, đã phát huy hiệu quả, hệ thống cấp nước tại các địa phương được chuyển giao đã được nâng cấp, mở rộng mạng lưi phục vụ và chất lượng nước cấp được cải thiện.

- Chính quyền các đô thị, đặc biệt là UBND thành phố Buôn Ma Thuột xác định hệ thống cấp nước đô thị là hạng mục công trình được ưu tiên đu tư khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện). Từ đó, góp phần cho việc mở rộng hệ thng mạng cấp nước từ nhiều nguồn lực khác nhau, nâng tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước.

b) Những khó khăn, tồn tại:

- Danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư có các dự án cấp nước đô thị. Tuy nhiên, đầu tư cho công trình cấp nước đô thị đòi hỏi nguồn vốn lớn, chủ yếu từ các chương trình mục tiêu quốc gia của chính phủ, các nguồn vốn ODA, việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển cấp nước đô thị còn hạn chế, đến nay một số thị trấn, trung tâm huyện lỵ chưa được đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung (như thị trấn Ea K’Nốp, huyện lỵ Cư Kuin, huyện Krông Búk); một số thị trấn được đầu tư từ chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn có công suất nhỏ, tỷ lệ cấp nước thấp, cần đầu tư mới (như thị trấn Ea Kar, Liên Sơn, huyện M’Drắk...). Vì vậy đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn để cải thiện công tác cấp nước sạch đô thị.

[...]