Kế hoạch 5250/KH-UBND năm 2013 thực hiện đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 5250/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2013
Ngày có hiệu lực 20/12/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Quang Thích
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5250/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

KHOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án”,

Căn cứ Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tổng quát

- Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm đầu tư phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

- Tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; góp phần giảm sự chênh lệch vhưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 1 (2014 - 2015):

- Hoàn thành việc tổng kiểm kê các tài sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; hoàn thành bộ chỉ số bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số đến năm 2020.

- 50 - 60% số thôn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhà sinh hoạt văn hóa (nhà sinh hoạt cộng đng thôn) tự chủ các chương trình hoạt động.

- 40 - 50% cán bộ làm công tác văn hóa tại vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình (hoặc của dân tộc khác có thời gian sinh sống lâu năm trên địa bàn, có hiểu biết sâu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa) đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ ngành.

- Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, dân nhạc; xây dựng mô hình làng văn hóa - du lịch đặc trưng góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020):

- Cơ bản đưa các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nguy cơ bị mai một ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Đẩy mạnh việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng và phát huy vai trò của di sản văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.

- 70 - 85% số thôn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa thực hiện.

- 60 - 80% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc mình hoặc dân tộc khác sống trên địa bàn đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

- Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít nhất 02 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, dân nhạc hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần phát trin kinh tế - xã hội.

- Cơ bản hoàn thành việc bảo tồn khẩn cấp và phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.

III. NỘI DUNG

1. Triển khai Dự án: Tổng kiểm kê di sản văn hóa và Xây dựng bộ chỉ s phát trin văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

- Nhiệm vụ cụ thể: (1) Tổng kiểm kê di sản văn hóa và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiu số Hre, Cor, Ca Dong đến năm 2020.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ